0977.703.776

Cung cấp, thi công Sơn dẻo nhiệt tại Bắc Ninh

Sơn dẻo nhiệt, mới nghe qua chắc chắn bạn sẽ không biết đến hình dạng cũng như chức năng của loại hình vật liệu này. Nhưng từ lâu, thi công sơn dẻo nhiệt đã trở thành một ngành nghề phổ biến trong ngành thi công sơn nói chung cũng như thi công sơn nói riêng. Hình thức mà bạn có thể gặp nhiều nhất của sơn dẻo nhiệt đó là những vạch kẻ đường trên đường cao tốc, trong những bái hầm đỗ xe. Để xem loại sơn này có phù hợp với công trình của bạn không, hãy cùng theo dõi bài viết của ACCHome – đơn vị thi công và phân phối sơn dẻo nhiệt Bắc Ninh để tìm hiểu thêm về loại vật liệu này nhé!

Bạn biết gì về sơn dẻo nhiệt?

Sơn dẻo nhiệt là một thuật ngữ chỉ nguyên vật liệu quen thuộc trong ngành buôn bán, thi công sơn. Thi công sơn dẻo nhiệt có lẽ được ứng dụng nhiều nhất vào trong ngành giao thông khi nó là vật liệu không thể thiếu trong việc định hình vạch đường, phân làn, báo hiệu giao thông. Sơn dẻo nhiệt còn được biết đến với nhiều cách gọi khác như sơn phản quang hay sơn nóng, sơn dẻo nhiệt giao thông bám chặt trên các bề mặt bê tông, đường nhựa hay bề mặt phẳng.

 

Sơn Dẻo Nhiệt

 

Sơn dẻo nhiệt

 

Một số phân khúc sơn dẻo nhiệt được sử dụng phổ biến có thể kể đến là sơn dẻo nhiệt DPI. Đây là dòng sơn có gốc là nhựa tổng hợp, cũng thuộc hình thức thi công nóng chảy như nhiều loại sơn dẻo khác. Trong sơn dẻo nhiệt DPI chứa nhiều thành phần hạt bi phản quang hơn các dòng khác của sơn dẻo nhiệt.  Ưu điểm vượt trội của dòng sơn dẻo DPI này là độ phản quang cao hơn các dòng khác nên chúng được dùng nhiều nhất trong việc thi công công trình giao thông. Ngoài ra chúng còn có tuổi thọ khá tốt dù chịu nhiều tác động của môi trường, chỉ số chống trơn trượt ở mức tuyệt vời nên gia tăng độ an toàn cho mọi cung đường giao thông.

Bên cạnh đó còn có dòng sơn dẻo nhiệt synthetic cũng khá được các nhà thầu công trình ưa chuộng, Sơn dẻo nhiệt synthetic là dòng sơn có gốc dầu, khác với dòng sơn dẻo nhiệt DPI. Nó cũng chứa thành phần hạt bi phản quang và thuộc hệ nhiệt như các dòng sơn khác. Dòng sơn synthetic này được đánh giá là dòng sơn cao cấp trong hệ sơn dẻo nhiệt bởi nhiều tính năng vượt trội. Có thể kể đến là màu sắc đa dạng hơn so với dòng DPI. Dùng được cho cả vạch kẻ đường, biển báo hiệu, làn phân cách, giải phân cách, cọc giao thông, … 

Đặc tính của sơn dẻo nhiệt

Sơn dẻo nhiệt thường phân biệt khá rõ ràng với các dòng sơn khác bởi những đặc tính riêng biệt của nó. Đầu tiên phải kể đến sự đa dạng về màu sắc là đặc tính chung của các dòng sơn tuy nhiên sơn dẻo nhiệt giao thông chỉ được áp dụng 2 màu cơ bản như trắng, vàng. Ngoài ra còn có màu đỏ, xanh được áp dụng trên các biển báo hiệu giao thông. Lý do mà sơn dẻo nhiệt được sử dụng nhiều trong ngành giao thông là do thành phần các hạt bi thuỷ tinh phản quang có trong hợp chất sơn giúp cho ngay cả khi trời tối chúng ta vẫn có thể nhìn thấy rõ ký hiệu, báo hiệu.

Đặc tính nổi trội nữa của dòng sơn dẻo nhiệt còn là khả năng phản quang nhờ những hạt bi phản quang có trong thành phần sơn. Lớp sơn thành phẩm có khả năng chịu được nhiệt độ cũng như tác động từ môi trường khá tốt. Độ bám dính sơn trên bề mặt cực cao nên bạn sẽ không lo việc phải tu sửa nhiều lần trong thời gian ngắn. Hơn nữa, dù là dạng sơn dẻo nhiệt nào thì nó cũng có phần gốc là dầu hoặc nhựa tổng hợp nên trong quá trình thi công sơn dẻo nhiệt, bạn chỉ cần sử dụng máy sơn như bình thường và để nó tự khô lại trong thời gian khá nhanh. 

Những mảng sơn dẻo thành phẩm có cấu trúc bám khá tốt, kết cấu chắc khiến cho nó khó bị bong ra khỏi mặt bám. Chịu được mức trọng tải lớn mà không bị rạn nứt và đặc biệt không gây nên tình trạng trơn trượt trên bề mặt. Dù trời mưa hay nắng gắt thì bạn vẫn sẽ không gặp phải bất cứ một trở ngại nào do những vạch kẻ đường của sơn dẻo nhiệt gây ra. Có lẽ do phần đặc tính này nổi trội mà nó là lớp sơn không thể thay thế bằng loại vật liệu khác, nhất là trong những công trình thi công giao thông. Quá trình thi công cũng khá đơn giản và chỉ cần 6 đến 1o người thợ. Chất liệu sơn an toàn cho cả thợ thi công và người tham gia giao thông, không gây tác động xấu tới môi trường.

Ứng dụng của sơn dẻo nhiệt

Tiêu chuẩn sơn dẻo nhiệt phản quang mang những đặc tính nổi trội phù hợp với việc thi công và ứng dụng ngoài trời nên ứng dụng lớn nhất của loại sơn này mà ta có thể thấy là trong lĩnh vực giao thông. Mọi vạch kẻ ngang, kẻ dọc, kẻ phân làn, điều hướng màu trắng trên đường mà chúng ta nhìn thấy đều được sử dụng loại sơn này. Chúng ta có thể nhìn thấy chúng kể cả vào buổi tối là cho kết cấu phản quang ở mà chúng ta đã tìm hiểu ở trên.

Ngoài ra, người ta cũng sử dụng sơn dẻo nhiệt cho các công trình tầng hầm như hướng dẫn bãi để xe, ký hiệu giảm tốc, … để tránh gây va chạm. Bất cứ khu vực, công trình nào không đủ ánh sáng thì sơn dẻo nhiệt luôn là sự lựa chọn cần thiết và không thể thay thế được cho những biển thông báo.

Phương pháp thi công sơn dẻo nhiệt

Phương pháp thi công sơn dẻo nhiệt cơ bản có 2 phương pháp là thi công cơ học bằng sức người và phương pháp thi công gia nhiệt. Nhưng hiện nay, do sự tiến bộ của công nghệ máy móc nên người ta đã không sử dụng phương pháp thi công sơn dẻo nhiệt cơ học bằng sức người nữa. Mà thay vào đó là chuyển sang thi công gia nhiệt. Phương pháp này có thể tiết kiệm sức người cũng như đảm bảo an toàn của các công nhân hơn.

 

phương pháp thi công sơn dẻo nhiệt

 

Thi công sơn dẻo nhiệt

 

Phương pháp thi công sơn dẻo nhiệt bằng cách gia nhiệt được hiểu qua là việc nấu chảy sơn rồi phun, trải lên bề mặt thi công. Hệ thống máy làm nóng sơn cũng như máy phun sơn hiện nay đã được tích hợp trên một loại xe chuyên dụng nên có thể dễ dàng di chuyển đến khu vực cần thiết cũng như tăng được năng suất hơn rất nhiều lần trước kia. 

Để thực hiện phương pháp gia nhiệt này, chúng ta cần có nồi làm nóng sơn chuyên dụng, máy thi công sơn dẻo nhiệt, nhiên liệu cần thiết như bao sơn, dầu hoặc ga để vận hành máy. Ngoài ra còn có thiết bị, quần áo bảo hộ, vật dụng báo hiệu như biển báo, chóp nón, … Lưu ý khi thực hiện phương pháp thi công sơn dẻo nhiệt đó là giữ vật dụng làm nóng sơn cũng như máy thi công ở tình trạng sạch sẽ, loại bỏ tối đa có thể những lớp sơn cũ.

Quy trình thi công sơn dẻo nhiệt

Đối với quá trình thi công sơn dẻo nhiệt, thường sẽ có 5 bước cơ bản mà bắt buộc mọi nhà thi công công trình đều phải thực hiện. Trong đó không một bước nào được phép bỏ qua. Theo nhà phân phối sơn dẻo nhiệt Bắc Ninh, các bước đó là công đoạn làm sạch, xử lý thô, chuẩn bị dụng cụ và làm nóng sơn, thi công, xử lý hậu thi công. Dưới đây sẽ là chi tiết hơn các công đoạn thi công sơn dẻo nhiệt cho các công trình mà ta cần biết.

Làm sạch bề mặt

Đây là bước mở đầu quan trọng, quyết định phần lớn kết quả của cả công trình nên người thợ cần làm cẩn thận, tránh sai sót. Đầu tiên là dọn sạch phần đất cát, rác lá cây, … có trên bề mặt. Sau đó loại bỏ lớp sơn cũ một cách hoàn toàn bằng máy tẩy sơn chuyên dụng. Bạn cũng cần quan sát và loại bỏ sạch lớp dầu mỡ nếu có. Chắp vá hay lấp bù những phần đường bị thủng, rỗ, lồi lõm để đảm bảo mặt thi công phẳng. 

Những phương pháp làm sạch thông dụng có thể kể đến như là phương pháp cơ học, tức là sử dụng các dụng cụ cầm tay, sử dụng sức người để vệ sinh bề mặt. Phương pháp hút bụi là sử dụng máy hút bụi công suất lớn hay những máy gắn chổi quét để vệ sinh bề mặt. Thông thường công nhân sẽ sử dụng kết hợp cả hai phương pháp vệ sinh bề mặt này để đảm bảo lớp sơn khi thi công sẽ không bị sai lệch so với ban đầu.

Nhiệt độ mặt đường thi công phải được giữ khô ráo và nhiệt độ luôn trên 15 độ cũng là một điểm đáng lưu ý trong bước đầu tiên này. 

Xử lý thô

 Ở công đoạn này, bạn cần tạo một bề mặt cơ bản đáp ứng được tiêu chuẩn để cho sơn dẻo nhiệt có thể bám dính được chắc chắn nhất. Nếu mặt đường thi công có chất liệu là bê tông thì bạn cần phủ một lớp nhựa dẻo có công dụng lót mặt đường, đặc biệt là các công trình đã thi công trên 6 tháng thì rất nên sử dụng. Nếu mặt đường là xi măng thì bạn cũng nên quan sát thực tế để cân nhắc xem có nên sử dụng lớp nhựa lót hay không.

Tiếp đến là công đoạn đánh dấu vị trí thi công sơn. Bạn cần sử dụng thước đo chuyên dụng, đo đạc và định hình trước những chỗ thi công. Sau đó đánh dấu bằng dây, phấn hay bất cứ thứ gì giúp bạn dễ nhận ra. Công đoạn này có thể giúp bạn tưởng tượng được sản phẩm của mình và thi công theo đường có sẵn, tránh bị sai lệch.

Ví dụ nếu bạn đang thực hiện thi công sơn dẻo nhiệt làm vạch kẻ đường thì bạn cần định vị được khoảng cách hai bên lề đường, khoảng cách 2 làn xe hai một làn xe. Sau đó đánh dấu bằng các ký hiệu chuyên dụng để quá trình phun sơn được đảm bảo hơn.

Làm nóng sơn và chuẩn bị dụng cụ

Sử dụng nồi nấu bằng thép, chạy bằng động cơ, chịu được mức nhiệt lên tới 220 độ thay vì nồi nấu lửa thô sơ như trước đây. Các người thợ cần từ từ đổ sơn vào nồi nấu, sử dụng bộ khuấy sơn khuấy theo 2 chiều một cách liên tục. Việc liên tục này sẽ giúp cho sơn không bị vón cục, không bị cháy. Sơn làm nóng ở một nhiệt độ nhất định, vừa đủ độ dẻo thì mới có thể thi công. Bạn không nên để quá nhiệt, dẫn đến tình trạng sơn bị giòn, không có tuổi thọ lâu.

Bên cạnh đó, một vài dụng cụ khác cần chuẩn bị, phục vụ quá trình thi công cần có dây căng báo hiệu, biển báo, …

Thi công sơn

Từ sơn trong nồi khuấy, rót sang thiết bị thi công chuyên dụng. Đối với phạm vi thi công nhỏ như vạch đường ở ngõ, xóm hay vạch trong nhà thì thường người ta vẫn sử dụng phương pháp thủ công. Còn đối với diện tích thi công rộng, hay quãng đường kẻ vạch lớn thì người ta sử dụng máy ép, gạt, phun công suất lớn. 

Khi đổ sơn từ nồi vào máy, ở tại máy vẫn phải giữ mức nhiệt theo quy định, giao động từ 170 độ đến 190 độ để cho sơn giữ được tình trạng tốt, bám chắc vào bề mặt. Độ dày của lớp sơn sẽ được quy định dựa vào thiết bị thi công mà bạn chọn. Vì là sơn dẻo nhiệt, được giữ ở mức nhiệt nên người ta sẽ không sử dụng con lăn sơn thông thường.

Nếu công trình yêu cầu sơn phản quang thì bạn cần lựa chọn kích cỡ những hạt bi thủy tinh phản quang dựa vào tính chất công trình. Lớp bi phản quang này sẽ được phủ như một lớp sơn bằng máy chuyên dụng lên lớp sơn dẻo nhiệt vừa bám vào mặt đường. 

Sơn khi được làm nóng trong nồi lẫn sơn trong máy thi công chỉ được phun hết trong khoảng 5 giờ từ khi làm nóng. Bởi sau 5 giờ lớp sơn sẽ không giữ được độ dẻo cần thiết, gây nhiều biến dạng trong quá trình phun, ép sơn. Cũng không được nung lại sơn cũ bởi nó sẽ gây biến đổi tính chất vốn có của dòng sơn dẻo nhiệt. Đây là số liệu bạn cần quan tâm để giúp cho chất lượng sản phẩm ở mức tốt nhất, tránh giảm tuổi thọ của lớp sơn.

Nghiệm thu, xử lý hậu thi công

Sau khi phun sơn khoảng 3 giờ, bạn có thể kiểm tra lớp sơn thành phẩm của mình. Đo độ dày của lớp sơn bằng thước đo cặp chuyên dụng. Kiểm tra kết cấu bám dính của lớp sơn vào bề mặt bằng cách dùng búa đập mạnh vào lớp sơn. Sẽ có 2 tình trạng xảy ra: nếu lớp sơn bong mảng có kích thước lớn hơn 2cm thì chứng tỏ lớp kết dính giữa bề mặt, lớp nhựa lót và lớp sơn không tốt, tuổi thọ thành phẩm sẽ ngắn hơn thông thường. Nếu lớp sơn bong ra nhỏ thì quá trình thi công đạt yêu cầu.

Hiện nay trên thị trường có khác nhiều đơn vị cung cấp và thi công sơn dẻo nhiệt tuy nhiên để tìm được một đơn vị uy tín không phải là điều dễ dàng. Lê Phát – Sơn dẻo nhiệt Bắc Ninh luôn tự hào là một doanh nghiệp cung cấp và phân phối những dòng sơn dẻo nhiệt cao cấp nhất đến công trình của các bạn. Không chỉ được tư vấn hỗ trợ miễn phí, bạn còn được tư vấn chọn lựa phân khúc sơn dẻo nhiệt phù hợp với mục đích công trình. Đội ngũ thi công sơn dẻo nhiệt dày dặn kinh nghiệm sẽ phần nào giúp công trình của bạn được hoàn thiện như mong muốn. Khi có nhu cầu lựa chọn sơn dẻo nhiệt hay bất cứ dòng sơn nào khác, hãy liên hệ ngay với chúng tôi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *