Tuy không nằm lộ thiên như những phần khác của công trình nhưng hầm để xe là bộ phận đầu tiên mà ta tiếp xúc khi đến một tòa nhà nào đó. Vậy, giải pháp nào để ghi điểm ngay từ bước đầu tiên? Phải thi công như nào để mặt sơn tầng hầm để xe vừa có tính bền, vừa có tính thẩm mỹ? Lựa chọn phương pháp thi công nào? Giá thi công sơn sàn tầng hầm để xe có cao không? Hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây của Lê Phát để được giải đáp thắc mắc nhé!
Những tính năng cần lưu ý khi lựa chọn sơn tầng hầm để xe
Tầng hầm để xe được đánh giá là một vị trí khá quan trọng nên khi lựa chọn loại sơn sàn tầng hầm, bạn cần đánh giá được công trình nhà để xe của tòa nhà. Hầu hết các tầng hầm để xe đều được xây dựng tại các tòa nhà lớn như trung tâm thương mại, trường học lớn, bệnh viện lớn, tòa chung cư,… tại những khu vực mà không có diện tích mặt đất đủ cho không gian để xe. Vậy nên khi đánh giá và lựa chọn sơn tầng hầm để xe, bạn cần quan tâm khá nhiều yếu tố.
Lưu ý lựa chọn sơn tầng hầm để xe
-
Chịu được sức nặng
Thứ nhất, tầng hầm để xe không gian để xe của cả một tòa nhà nên có chịu sức tải vô cùng lớn. Những tầm hầm trung bình có thể chứa hàng trăm chiếc xe máy cùng hàng chục chiếc ô tô, thậm chí có nhiều tầng hầm quy mô lớn tới hàng trăm chiếc ô tô. Có nhiều tòa nhà còn tận dụng cả tầng hầm để xe để làm nhà kho chứa đồ. Vậy nên yếu tố trọng tải là điều đầu tiên ta cần quan tâm đến.
Vậy nên khi chọn loại sơn sàn tầng hầm để xe, bạn nên chọn loại sơn có sức chịu lớn. Lớp sơn này khi chịu sức nặng của xe sẽ không bị nứt, rạn hay cong vênh. Một thời gian dài sử dụng sàn tầng hầm để xe không bị bong tróc, mài mòn do chịu tác động qua lại.
-
Tạo tính thẩm mỹ
Bạn thường đánh giá thấp vai trò quan trọng của tầng hầm để xe nên bạn không chú trọng đầu tư, sơn sửa diện mạo nơi này. Thay vì sơn một lớp sơn tầng hầm, bạn chỉ quét dọn và để nguyên mặt sàn xi măng hay bê tông. Điều này thật là một bước đi sai lầm trong quá trình đầu tư. Việc để nguyên lớp bê tông không sơn sửa sẽ khiến nhà để xe của bạn giống như một nhà chứa hơn là một bãi đỗ xe cho một trung tâm thương mại.
Khi không có lớp sơn tầng hầm bảo vệ, sàn hầm có thể bị bào mòn bở trọng lượng lớn của những chiếc xe với tần suất lớn. Không những thế, còn có thể có hiện tượng bị loang dầu bám bẩn, ẩm mốc gây mất thẩm mỹ vô cùng. Việc vệ sinh sàn tầng hầm lúc này cũng thật khó khăn và tốn kém hơn rất nhiều lần.
Vậy nên, giải pháp ngay từ đầu đó là lựa chọn một dòng sơn tầng hầm để xe có thể ngăn chặn mọi tình trạng mà chúng tôi vừa nêu trên. Khi đầu tư thi công sơn tầng hầm để xe, bạn sẽ khiến không gian đỗ xe trở nên sạch sẽ và bắt mắt hơn rất nhiều. Dường như bạn không còn ở bãi đỗ xe nữa mà lạc vào một phòng triển lãm nào đó do lớp sơn bóng của lớp sơn để lại. Công việc vệ sinh sàn tầng hầm để xe cũng trở nên thuận lợi và bớt tốn kém hơn rất nhiều nữa. Đầu tư một lần và tiết kiệm nhiều lần về sau cũng là một giải pháp kinh doanh ổn thỏa đấy chứ?
-
Có tính chống trơn trượt
Một tầng hầm để xe thường có kiến trúc xây dựng lối vào thì dốc xuống, lối ra thì cao lên. Đồng thời hai lối này còn có độ cua tùy vào không gian xây dựng có đảm bảo hay không. Vậy nên trong một tầng hầm tối mà không có vạch báo hiệu, không được trang bị lớp sơn chống trơn thì có thể gây ra rất nhiều nguy hiểm đáng tiếc.
Đây cũng là một yếu tố để bạn đánh giá và lưu ý lựa chọn loại sơn cho tầng hầm để xe. Loại sơn đó phải có tính phản quang để báo hiệu, lại vừa đảm bảo được tính ma sát, chống trơn trượt ngay cả khi dính nước. Bãi đỗ xe không thể tránh khỏi những ngày mưa gió nên khi xe có đem thêm nước vào hầm thì nhờ tác dụng của lớp sơn mà nó sẽ không ảnh hưởng đến độ an toàn của con người.
-
Loại bỏ được hiện tượng ẩm thấp
Hiện tượng ẩm thấp khiến nấm mốc nổi lên đã trở thành một vấn đề đau đầu với các nhà đầu tư. Vì nó vừa gây mất thẩm mỹ, vừa gây ảnh hưởng đến môi trường của tầng hầm, ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Và giải pháp được chọn lúc này chính là những lớp sơn tầng hầm chống thấm. Những lớp sơn được thi công đúng quy cách như một lớp màng bảo vệ, ngăn không cho nấm mốc hình thành và phát triển.
Giải pháp thi công sơn tầng hầm để xe
Để ý kỹ tại các tầng hầm bãi đỗ xe của trung tâm, sân bay hay một nơi công cộng nào đó, bạn sẽ thấy được một giải pháp được ưa chuộng rất nhiều đó là sơn epoxy tầng hầm. Được đánh giá đem lại chất lượng công trình hoàn hảo, đáp ứng mọi tiêu chuẩn sơn cho tầng hầm, sơn sàn epoxy không chỉ dừng lại ở sơn sàn công nghiệp, sơn phòng thí nghiệm mà nó ngày càng được nhiều nhà đầu tư lựa chọn, thi công sơn tầng hầm để xe cho công trình của mình.
Sơn nền epoxy là gì?
Khái niệm sơn nền epoxy được hiểu là một loại sơn dùng trong công nghiệp, chuyên dụng cho những mặt sàn có diện tích lớn như xưởng công ty, sàn kho công ty, …Sơn nền epoxy được cấu tạo từ sơn thường và phần chất đóng rắn. Hai chất này được hòa trộn theo một tỷ lệ nhất định tạo nên thành phẩm là một lớp sơn epoxy vô cùng chắc chắn và mang lại tính thẩm mỹ cao.
Đặt trên bàn cân với những giải pháp sơn phủ truyền thống trước đây, sơn epoxy được đánh giá là một bước tiến mới của ngành chế tạo sơn bởi nhiều tính năng ưu việt của nó. Đầu tiên, nhờ có thành phần lớn nhất là sơn nguyên chất nên nó đem lại một bề mặt sàn có tính thẩm mỹ tốt, độ bóng có thể tăng đến 200% so với nền bê tông hay những lớp sơn trước đây.
Tiếp đến, do cấu tạo vững chắc mà lớp sơn epoxy có độ chịu sức nặng khá lớn dù trong tần suất đè nén tương đối. Vậy nên nó đang dần chiếm lĩnh thị trường sơn nền, tường bãi đỗ xe tầng hầm thay vì những kiểu sơn cũ trước đây. Mặt sơn mịn, láng bóng giúp cho công tác vệ sinh được thuận lợi và dễ dàng và nhanh chóng.
Hơn nữa, lớp sơn sàn hầm đỗ xe còn có khả năng chống lại các hóa chất cực tốt. Bạn sẽ không còn nỗi lo tình trạng dầu xe hay các chất hóa học tẩy rửa bị bám lại trên bề mặt sơn gây mất mỹ quan. Đồng thời, mặt sàn của lớp sơn sàn epoxy được nghiên cứu và chế tạo với một lớp phủ chống trơn vô cùng an toàn.
Nhờ những tính năng vượt trội kể trên mà sơn sàn epoxy đang ngày càng chiếm lĩnh những mặt sàn của các công trình lớn. Tiêu chuẩn ấy giúp cho thương hiệu sơn sàn epoxy đa ghi điểm tuyệt đối trong lĩnh vực sơn trong nước và đang hướng tới những thị trường khó tính nước ngoài.
-
Các dòng sơn sàn epoxy
Về các dòng sơn sàn epoxy cơ bản được chia làm 2 dòng chính đó là sơn gốc dung môi và sơn gốc không dung môi. Trong đó, sơn epoxy gốc dung môi thì gồm có 2 gốc chính là dung môi dầu và dung môi nước. Nổi trội hơn là dòng sơn gốc dầu, sử dụng dung môi là hóa chất chuyên dụng. Dòng sơn này thì đem lại độ bám tốt, thời gian khô của lớp sơn thấp mà mức báo giá sơn epoxy thì ở mức trung bình nên khá hợp lý cho nhiều doanh nghiệp.
Đối với dung môi là gốc nước, dòng sơn epoxy này không chịu được va đập nhiều cũng không có độ bóng như lớp sơn gốc dầu. Thay vào đó, nó hạn chế mức tối đa hơi độc hại và có khả năng giãn nở trong điều kiện thay đổi của môi trường. Vậy nên, nó được dùng nhiều trong các công trình sàn xưởng thực phẩm, sàn công nghiệp hay các công trình thủy lợi, … thay vì sàn hầm để xe.
Còn lại là dòng sơn gốc không dung môi, không sử dụng bất cứ dung môi nào để pha loãng nên lớp sơn khá là dày và cứng. Khả năng chống chịu va đập, chịu trọng lực cũng tương đối lớn. Lớp sơn này khi sơn nền cũng không thấm nước hay bị tác động bởi các chất hóa học khác.
Quy trình thi công
Để đi vào một quy trình thi công sơn tầng hầm để xe bằng sơn epoxy, trước hết bạn cần chọn được giải pháp thi công phù hợp với quy mô công trình của mình. Đối với sơn epoxy, thông thường có 2 phương pháp thi công cơ bản đó là thi công sơn hệ lăn và thi công sợ hệ tự san phẳng. Hai phương pháp này chỉ khác nhau cơ bản ở việc sử dụng con lăn và không sử dụng con lăn.
thi công sơn tầng hầm để xe
Còn về quy trình, công đoạn thi công thì đều tương tự như nhau, gồm 3 công đoạn cơ bản: Vệ sinh, làm sạch bề mặt; Sơn lớp lót; Sơn lớp phủ.
-
Vệ sinh bề mặt
Công đoạn đầu tiên của quá trình thi công đó là vệ sinh bề mặt sàn sao cho đạt tiêu chuẩn thi công nhất định. Đối với các công trình tầng hầm để xe thường có diện tích lớn nên hiện nay người ta sử dụng máy mài kết hợp máy hút bụi công nghiệp công suất lớn làm nhiệm vụ vệ sinh bề mặt. Công đoạn này sẽ đem lại một bề mặt nhám, loại bỏ sạch sẽ rác, bụi bẩn ảnh hưởng đến lớp sơn.
Đối với những chỗ có độ ẩm cao thì cũng sẽ có thiết bị chuyên dụng làm giảm độ ẩm rồi sau đó tiến hành làm sạch như bình thường. Quá trình làm sạch bề mặt này cần được theo dõi và thực hiện một cách cẩn thận, đảm bảo sao cho bề mặt sàn không còn sơn cũ, không còn bụi bẩn thì mới tạo được lớp kết dính chắc cho lớp sơn mới.
-
Thực hiện sơn lớp lót và sơn bả
Lớp sơn lót giữ một vai trò quan trọng trong tổng thể bề mặt sàn tầng hầm. Nó là lớp liên kết giữa sàn nhà và lớp sơn sàn epoxy nên bạn cũng cần theo dõi một cách chặt chẽ, đảm bảo quy trình được thực hiện đúng quy cách và đạt chất lượng tốt nhất. Lớp sơn lót này sẽ được thực hiện bởi con lăn sơn hoặc máy phun sơn tùy vào quy mô công trình của bạn.
Một bước nhỏ trong công đoạn sơn lớp lót đó là sơn bả. Việc sơn bả là bạn cần đi quan sát và bả lại những chỗ bị sứt mẻ, lồi lõm sau khi đã sơn lót. Hoàn thiện được công đoạn sơn bả sẽ đem lại một mặt phẳng tương đối, không có khuyết điểm sẽ giúp cho lớp sơn sau cùng đạt chất lượng cao nhất.
-
Thi công sơn epoxy
Bước thi công sơn sàn epoxy này thường được thực hiện 2 lần. Lần đầu tiên được gọi là lớp sơn phủ, tức là bạn sử dụng máy phun sơn hoặc con lăn đưa lớp sơn phủ đều lên toàn bộ bề mặt sàn. Lớp sơn này có vai trò định hình công đoạn, tạo màu cho sàn tầng hầm để xe của bạn.
Khi lớp sơn phủ khô sẽ đến lớp sơn sàn epoxy cuối cùng. Nếu sử dụng phương pháp con lăn thì bạn cần sử dụng con lăn rulo chuyên dụng lăn đều lớp sơn hoàn thiện này đến từng khu vực của mặt sàn. Còn khi sử dụng phương pháp tự san phẳng thì bạn cần đổ sơn ra bề mặt sàn rồi dùng cào chuyên dụng là được. Với phương pháp này, bạn cần lưu ý bước sử dụng thanh lăn rulo có gai để phá hết những hạt bọt li ti, tránh đợi đến lúc sàn khô.
Lưu ý trong công đoạn hoàn thiện sản phẩm, bạn cần đánh dấu những chỗ có độ ẩm cao hơn hay những chỗ đã bả lại để theo dõi. Tránh việc sơn hoàn thiện ở những chỗ đó bị hụt hay lên màu không chuẩn, không đạt yêu cầu. Sau khi chờ lớp sơn hoàn thiện khô lại là bạn đã hoàn thành xong quy trình sơn sàn tầng hầm để xe cho công trình của mình rồi đó.
Báo giá sơn Epoxy tầng hầm
Với bảng báo giá sơn Epoxy, bạn có thể tự hoạch định được mức chi phí sẽ bỏ ra cho việc sơn sàn tầng hầm. Điều này sẽ giúp cho các doanh nghiệp có thể lựa chọn được dòng sơn phù hợp với ngân sách cũng như công trình của doanh nghiệp mình. Giá sơn sàn epoxy bị ảnh hưởng từ nhiều yếu tố khác nhau như:
- Mục đích sử dụng của sàn: Dùng làm xưởng hay tầng hầm, phòng thí nghiệm hay nhà kho? Yêu cầu tính năng nổi trội như chống bám bụi, chống tích tụ điện hay chịu trọng tải hay không?
- Hiện trạng thực tế sàn: Đã qua xử lý chưa? Đã chà nhám hay xử lý thô chưa? Nếu chưa thì bạn phải tốn thêm chi phí đấy.
- Các yếu tố ảnh hưởng: Có bị vướng đường điện, đường ống nước hay không? Có bị ngấm nước hay nứt vỡ không?
- Diện tích mặt sàn: Đây là yếu tố quy định trực tiếp đến báo giá sơn sàn epoxy. Đối với mỗi mức diện tích mặt sàn, ví dụ trên 500m2, trên 2000m2 hay trên 5000m2 thì lại có mức tính khác nhau của từng đơn vị thi công.
- Vị trí sàn: Nếu như sàn của bạn cần sơn nằm ở khu vực không thuận tiện cho lưu thông hay không có nguồn nước phục vụ sẵn có, hay ở xa trung tâm gì việc tăng giá là điều dễ xảy ra.
- Lựa chọn hãng sơn: Dòng sơn sàn epoxy được khá nhiều các hãng sơn từ lớn đến nhỏ sản xuất nên giá thành cũng tăng hay giảm là tùy thuộc vào việc bạn lặ chọn hãng sơn.
Mức báo giá sơn sàn epoxy mà chúng tôi đưa ra dưới đây là khoảng ước chừng giữa giá chung. Bạn có thể dựa vào đó và tham khảo cho công trình của mình.
-
Đối với phương pháp thi công theo hệ con lăn rulo:
Nền bê tông mới, hoặc nền đã xử lý bề mặt đạt tiêu chuẩn: Giá sơn epoxy giao động từ 60.000vnđ đến 85.000vnđ tính theo m2.
Nền bê tông chưa qua xử lý, nền cũ không đạt tiêu chuẩn: Giá sơn sàn epoxy giao động từ 90.000vnđ đến 130.000vnđ tính theo m2.
-
Đối với phương pháp thi công theo hệ tự san phẳng:
Nền đạt tiêu chuẩn: Giá sơn sàn tầng hầm để xe epoxy giao động từ 200.000vnđ đến 350.000vnđ tính theo đơn vị m2.
Nền chưa đạt tiêu chuẩn: Giá sơn sàn tầng hầm để xe epoxy giao động từ 350.000vnđ đến 500.000vnđ tính theo đơn vị m2.
Với thị trường sơn có sự trà trộn của các dòng sơn giả như hiện nay thì bạn cần tìm đến một đơn vị uy tín, có kinh nghiệm lâu năm trong nghề để được tư vấn và chọn đúng loại sơn epoxy phù hợp với công trình của mình. Sơn sàn epoxy giả, kém chất lượng sẽ không đảm bảo được những tiêu chuẩn vốn có của dòng sơn sàn epoxy, đem lại chất lượng vô cùng kém cho công trình của bạn. Hãy là người khách hàng thông thái khi lựa chọn mua sơn cũng như lựa chọn đơn vị thi công tầng hầm để xe thật thông thái bạn nhé!