Với những công trình có tính chất đặc thù, cần đảm bảo sự an toàn, người ta thường sử dụng sơn phản quang. Mặc dù xuất hiện khá nhiều trong đời sống thường ngày nhưng nhiều người vẫn biết được những thông tin cơ bản của loại sơn này. Vậy sơn phản quang là gì, thi công sơn phản quang ra sao, hãy cùng ACCHome tìm hiểu trong bài viết ngày hôm nay nhé!
Sơn phản quang là gì? Thành phần của sơn phản quang?
Sơn phản quang là một loại sơn thường được sử dụng trong giao thông, nhà xưởng, xí nghiệp – những nơi có mật độ đi lại cao, cần đảm bảo an toàn. Loại sơn này có tính chất bắt sáng, có thể phát sáng khi có đèn chiếu vào trong đêm tối. Do đó sơn phản quang có một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo an toàn, nhất là sơn phản quang giao thông.
Sơn phản quang
Sở dĩ sơn phản quang có thể bắt sáng được là bởi thành phần đặc biệt của nó. Khác với những loại sơn thông thường khác, ngoài thành phần chính là gốc dầu, sơn phản quang còn có chứa các màng bắt sáng, hay còn gọi là « bi phản quang ». Khi có ánh đèn chiếu vào, những hạt « bi phản quang » này có thể phát ra ánh sáng, thường là vàng, đỏ hoặc trắng.
Đặc tính của từng loại sơn phản quang
-
Sơn phản quang Nippon
Nippon hẳn đã là một thương hiệu quen thuộc, không còn quá xa lạ với người tiêu dùng Việt Nam. Đặc biệt ở các dòng sơn phản quang giao thông, sơn phản quang cảnh báo, hãng đã cho đời loại sơn Nippon Reflective Road Line Paint. Với thành phần chính là dầu và gốc Acrylic giúp sơn có thể chống chịu được nhiệt độ cao, xăng dầu và có độ bền lên tới 3 năm. Sơn sau khi khô sẽ có độ cứng nhất định, hoàn toàn có thể chịu được mài mòn hay tải trọng của những chiếc xe lớn.
Các hạt phản quang được pha trộn vào trong sơn cũng được đánh giá là bắt sáng tốt, dễ nhìn trong trời tối. Với những màu sơn cơ bản vàng, đỏ, trắng, đen, sơn phản quang của Nippon rất phù hợp để sử dụng trong các công trình giao thông, làm biển báo hoặc kẻ đường băng ở sân bay nhằm đảm bảo an toàn. Ngoài ra, nó còn được dùng làm đường chỉ dẫn, đường đánh dấu trong các tầng hầm, nhà kho, những nơi yêu cầu sự sắp xếp chính xác và khoa học.
-
Sơn phản quang Seamaster
Có quê hương tại Singapore và đã du nhập vào Việt Nam được gần 30 năm, những sản phẩm sơn phản quang Seamaster luôn tạo dựng được sự tin tưởng với người sử dụng. Loại sơn phản quang này có cấu tạo chính từ gốc cao su chlorinated, khiến cho nó có khả năng làm đầy, che lấp các lỗ hổng trên bề mặt, nhất là mặt đường lớn.
Thêm vào đó, sơn Seamaster còn được coi như một loại sơn phản quang giao thông hữu hiệu bởi nó có độ bền rất cao, không bị hòa tan với nhựa đường và có thể bám rất chặt vào bề mặt. Ngoài khả năng phát sáng làm vạch chỉ dẫn, cảnh báo, sơn phản quang Seamaster còn có công dụng giảm trơn trượt, đảm bảo an toàn cho quá trình tham gia giao thông. Không chỉ được ứng dụng trong giao thông, loại sơn phản quang này còn được sử dụng trong các nhà xưởng, xí nghiệp, nhà kho, …
-
Sơn phản quang Epoxy
Sơn phản quang Epoxy thực chất là một loại sơn Epoxy được pha cùng các màng bắt sáng. Thành phần chính của loại sơn này là dung môi và phần đóng rắn polyamide, có khả năng bám dính rất chắc trên nhiều bề mặt khác nhau như : nhựa đường, kim loại, gỗ, …
Là một dòng sơn hỗn hợp, được pha trộn nhiều chất phụ gia nên sơn phản quang Epoxy có sức bền cơ học, lý học cực cao, chống trơn trượt, ma sát tốt lại có thể kháng được các loại hóa chất mạnh. Cũng chính bởi tính bám dính trên nhiều bề mặt nên sơn phản quang epoxy thường được sử dụng để làm những biển báo giao thông, giúp đảm bảo an toàn cho người đi đường.
-
Sơn phản quang Joton
Joton là tên một dòng sơn phản quang giao thông của hãng Joway – một trong những thương hiệu sơn hàng đầu tại Việt Nam. Do là loại sơn gốc dầu, chứa các hạt phản quang hệ dung môi bắt sáng cực tốt nên sơn phản quang Joton được ứng dụng rất nhiều vào lĩnh vực giao thông như kẻ vạch chỉ dẫn, vẽ biển báo, …
Hướng dẫn thi công sơn phản quang
Để thực hiện thi công sơn phản quang đúng cách, bạn cần thực hiện 5 bước sau:
Thi công sơn phản quang
Xử lý bề mặt thi công
Tiêu chí quan trọng nhất của một bề mặt đạt chuẩn để thực hiện sơn phản quang đó là sạch và khô ráo. Trước khi tiến hành sơn, bạn cần nghiên cứu, kiểm tra kỹ lưỡng bề mặt.
Nếu là mặt đường, bạn cần đảm bảo loại bỏ hết những bụi bẩn, dầu mỡ. Còn nếu thi công sơn phản quang trên bề mặt kim loại thì cần chú ý làm sạch những vết gỉ sét. Nếu mặt phẳng chuẩn bị sơn quá khô, bạn có thể làm ẩm một chút với máy phun sương.
Dùng băng keo định vị line sơn phản quang
Đây là một bước tối quan trọng, ảnh hưởng đến kết quả thi công sau cùng nên bạn cần hết sức chú ý. Bạn cần xem xét kỹ lưỡng bản vẽ, sơ đồ thi công sơn phản quang, sau đó dùng bằng keo đánh dấu đúng theo vị trí trong bản vẽ để chuẩn bị cho các bước tiếp theo.
Chuẩn bị sơn
Tùy vào từng loại sơn và mục đích sử dụng mà bạn có thể trộn bằng cây trộn hoặc máy trộn sơn chuyên dụng. Sơn phủ và bột phản quang cần được trộn đều trước khi đưa vào sử dụng. Khác với những loại sơn khác, sơn phản quang không cần phải pha với dung môi. Nếu muốn dễ sơn hơn, bạn vẫn có thể pha thêm một lượng rất nhỏ nước, khoảng 5%.
Sơn lớp lót
Điều này sẽ khiến cho lớp sơn thành phẩm của bạn trở nên hoàn thiện hơn. Để sơn lớp lót cho sơn phản quang, bận nên sơn 1 – 2 lớp, mỗi lớp cách nhau 4h trở lên. Lớp lót này còn có tác dụng như một mặt kết nối giữa lớp sơn phản quang với mặt phẳng thi công.
Hoàn thành lớp sơn phủ
Với mỗi điều kiện thời tiết, nhiệt độ khác nhau mà bạn có thể chọn sơn 1 hoặc 2 lớp sơn phản quang bề mặt. Bạn có thể sơn bằng cọ hoặc máy rải sơn chuyên dụng tùy theo điều kiện và nhu cầu. Nếu sơn 2 lớp thì thời gian để khô giữa lớp thứ nhất và lớp thứ 2 là khoảng 5h. Sau khi hoàn thành việc thi công sơn phản quang, bạn cần bóc bỏ băng keo và bàn giao lại sản phẩm.
Những lưu ý khi thi công
Cũng như các quá trình thi công các loại sơn khác, quá trình thực hiện sơn phản quang cũng cần có những lưu ý riêng. Đầu tiên và cũng quan trọng nhất, đó chính là việc đảm bảo an toàn bởi có một số loại sơn phản quang nếu muốn sử dụng hải nấu trong máy nấu chuyên dụng bằng nhiệt độ rất cao. Do đó, việc cẩn thận, phòng tránh bỏng là điều cực kỳ quan trọng.
Tiếp đó, do có một số loại sơn phản quang cần nấu mới dùng được nên trong quá trình thi công, cần có một người hoặc máy khuấy liên tục, giúp cho sơn giữ ở tình trạng tốt nhất. Đặc biệt cần tránh tình trạng để sơn nóng quá lâu mà không khuấy, sẽ gây ra hiện tượng chuyển màu, mất thẩm mỹ.
Ngoài ra, nếu bạn thi công kẻ vạch phản quang trên mặt đường, đặc biệt là mặt đường cao tốc, đường quốc lộ thì cần đặc biệt lưu ý đặt rào chắn, biển cảnh báo. Bởi mặt đường là nơi có mật độ giao thông lớn, di chuyển với tốc độ cao, rất khó để kiểm soát những trường hợp bất ngờ.
Cuối cùng, khi tìm kiếm những đơn vị thi công sơn phản quang, bạn nên chú ý lựa chọn những nơi uy tín, có nhiều kinh nghiệm. Bạn cũng không nên ham rẻ mà hợp tác cùng những đơn vị thi công không uy tín, tay nghề kém, vừa không tiết kiệm được tiền bạc, vừa không đảm bảo được chất lượng công trình sơn phản quang
Sơn phản quang đã và đang trở nên ngày càng phổ biến, được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, việc hoàn thiện một công trình sơn phản quang không phải là điều dễ dàng. Hy vọng với sự trợ giúp của các đơn vị thi công sơn phản quang Bắc Ninh trong bài viết này, bạn sẽ tiết kiệm được thời gian, công sức và cả tiền bạc của mình nhé !.