Bên cạnh những tính chất bên trong như kết cấu, kiến trúc thì vẻ ngoài, nước sơn cũng là một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá một công trình. Trong các loại sơn thì sơn nước cao cấp được ưa chuộng hơn cả. Ngày hôm nay, hay cùng Lê Phát tìm hiểu về loại sơn này nhé!
Sơn nước cao cấp là gì?
Sơn nước là một hỗn hợp gồm các chất tạo màng và các chất tạo màu liên kết với nhau, có thể bám dính trên bề mặt của vật chất. Ngoài hai thành phần chính trên, sơn nước cao cấp còn được pha chế thêm các chất dung môi cũng như chất phụ gia, làm cho sơn có thêm nhiều tính chất ưu việt hơn những loại sơn thông thường.
Sơn nước cao cấp nội – ngoại thất
Thông thường, sơn nước có tính kháng bụi, kháng khuẩn, nấm mốc cao. Độ bám dính trên các bề mặt phẳng, khô ráo của loại sơn này cũng tương đối lớn, có thể lên tới nhiều năm. Hiện nay, người ta còn chế tạo được các dòng sơn nước cao cấp có thể chịu được sự khắc nghiệt của thời tiết. Sơn nước cao cấp thường được ứng dụng trong việc sơn phủ nội thất lẫn ngoại thất của các công trình như nhà ở, trường học, chung cư.
Các loại sơn nước cao cấp hiện nay
-
Sơn nước cao cấp Kova
Kova là một hãng sơn Việt có lịch sử hình thành và phát triển gần 3 thập kỷ. Đây cũng là một trong những nhãn hàng giúp nâng tầm thương hiệu Việt Nam trên thị trường sơn quốc tế, hoàn toàn có thể cạnh tranh với các dòng sơn nước ngoài.
Không ngừng nghiên cứu và áp dụng những công nghệ mới vào sản xuất, đến nay Kova đã cho ra đời rất nhiều dòng sơn nước chất lượng cực kỳ tốt, được nhiều người ưa chuộng. Nổi bật nhất trong số đó là sơn nước Kova K260, có độ che phủ mịn, bền chắc, màu sắc lại đa dạng, đảm bảo tính thẩm mỹ. Sản phẩm này rất phù hợp với sơn nội thất như tường trong nhà, tường bê tông, tường gạch, …
-
Sơn nước cao cấp Dulux
Hãng sơn đến từ Hà Lan này đã tạo dựng được sự tin tưởng đối với rất nhiều khách hàng trên toàn thế giới bởi chất lượng vượt trội trong các sản phẩm sơn nước của mình. Không chỉ có chất lượng tốt mà các loại sơn của Dulux cũng hết sức đa dạng về chủng loại, màu sắc, giá cả, … phù hợp với mọi đối tượng.
Sản phẩm sơn nước nội thất Dulux Inspire 39A có lẽ là phổ biến hơn cả. Đây là một loại sơn nước có thành phần chính là gốc polyme, bột khoáng cùng các chất phụ gia khác, không hề chứa chì và thủy ngân gây độc hại cho sức khỏe người sử dụng cũng như cho môi trường. Hơn nữa, sơn có độ che phủ rất tốt, màu sắc bền đẹp và có thể dễ dàng lau chùi, rửa trôi các vết bẩn, vết bám dính.
- Sơn nước cao cấp Maxilite
Tiếp tục là một thương hiệu sơn có quê hương là đất nước cối xay gió, sơn nước Maxilite là sản phẩm của tập đoàn AkzoNobel – một trong những tập đoàn sơn “tỷ đô”, có quy mô lớn bậc nhất thế giới. Sơn nước Maxilite được áp dụng công nghệ tiên tiến Super Lock giúp chống bong tróc, trầy xước bề mặt một cách tối đa. Không những thế loại sơn này còn có màng sơn độ bền cao, nhẵn mịn, giúp giữ màu rất tốt.
Mặc dù là một loại sơn nước chất lượng chuẩn cao cấp nhưng giá thành cho các sản phẩm sơn Maxilite lại vô cùng hợp lý. Chính vì chất lượng tuyệt với và giá cả phải chăng, phù hợp với kinh tế nhiều đối tượng nên sơn Maxilite đã trở thành một sản phẩm bán rất chạy, là niềm tự hào của tập đoàn AkzoNobel.
-
Sơn nước cao cấp Nippon
Cùng với sơn nước Maxilite, Kova, Dulux, sơn nước Nippon cũng là một cái tên quen thuộc với đông đảo người tiêu dùng, đặc biệt là qua câu slogan “ Sơn đâu cũng đẹp”. Thương hiệu này nổi tiếng với các sản phẩm sơn nước với độ bền cao, có thể chống mốc, rêu một cách hiệu quả.
Các dòng sơn nước Nippon thường được sử dụng để sơn bảo vệ và trang trí nội ngoại thất. Do có màng sơn mịn, dễ bao phủ nên sơn Nippon có thể sử dụng ở hầu hết các bề mặt, từ tường trát vữa đến tường gạch, đúng như câu slogan mà hãng đã đưa ra.
-
Sơn nước cao cấp Jotun Jotaplast
Mặc dù ít phổ biến và có tuổi đời non trẻ hơn những “ông lớn” ngành sơn nhưng các sản phẩm sơn nước cao cấp Jotun Jotaplast lại được đánh giá là không hề thua kém bởi chất lượng cực tốt, mẫu mã đa dạng, giá thành cạnh tranh.
Xét về độ bền, độ bám dính thì sơn nước Jotun Jotaplast có phần vượt trội hơn hẳn những thương hiệu khác. Điều này có được là do thành phần 100% Acrylic biến tính giúp màng sơn có độ đàn hồi cao, bề mặt bóng mượt, ngăn ngừa tối đa khả năng gây nấm, thấm nước, … Loại sơn này còn có thể thi công cho nhiều hạng mục công trình như trần thạch cao, tường nhà, bê tông, …
Sơn nước nội thất và sơn nước ngoại thất có gì khác nhau?
Hiện nay trên thị trường có 2 dòng sơn nước chính là sơn nước nội thất và sơn nước ngoại thất. Vậy hai loại sơn này giống và khác nhau như thế nào?
Điểm giống nhau
Cả hai loại sơn nước này đều là những dòng sơn sử dụng cho các công trình như nhà ở, trường học, cơ quan, … Mục đích chính của chúng là để che phủ, bảo vệ cho công trình, đồng thời đảm bảo được tính thẩm mỹ. Sơn nước nội thất và sơn nước ngoại thất đều có chung thành phần là hỗn hợp các chất tạo màu và các chất tạo màng. Nhìn chung hai dòng sơn nước cao cấp này giống nhau ở thành phần chính và mục đích sử dụng cơ bản.
-
Điểm khác nhau
Mặc dù có khá nhiều điểm tương đồng nhưng sơn nước nội thất và sơn nước ngoại thất cũng có những điểm khác nhau rõ rệt. Sơn nước nội thất sẽ được sử dụng ở phía bên trong công trình, chức năng thường sẽ nghiêng về tính thẩm mỹ nhiều hơn. Trong khi đó sơn nước ngoại thất lại được pha chế để vừa đảm bảo tính thẩm mỹ vừa bảo vệ cho ngôi nhà. Chính vì thế mà dòng sơn này thường có tính chất chống chịu thời tiết, kháng bụi, nấm mốc, hạn chế tối đa việc thấm nước hay bong tróc.
Sự khác biệt còn nằm ở các thành phần phụ gia của 2 loại sơn. Nếu như sơn nước nội thất được cho thêm các chất phụ gia có công dụng tạo màu, giúp màu sơn tươi sáng, bền đẹp hơn thì các chất phụ gia trong sơn nước ngoại thất lại thường có tác dụng tăng độ bền. Về cơ bản thì sơn nước ngoại thất có chất lượng và độ bền hơn hẳn. Thế nhưng hiện nay nhờ vào những công nghệ mới, tiên tiến mà người ta đã có thể sản xuất ra những loại sơn nước nội, ngoại thất cân bằng được cả 2 yếu tố thẩm mỹ và độ bền.
5 bước hướng dẫn quy trình thi công sơn nước cao cấp
Về việc thi công sơn nước cao cấp sẽ có rất nhiều phương pháp, mỗi phương pháp lại có những ưu, nhược điểm riêng. Tuy nhiên phổ biến và được nhiều người áp dụng nhất vẫn là quy trình thi công sơn nước cao cấp 5 bước sau đây:
-
Bước 1: Vệ sinh, chuẩn bị bề mặt thi công
Để sản phẩm sau khi thi công sơn nước cao cấp đạt chất lượng tốt nhất, bạn phải thực hiện vệ sinh, chuẩn bị bề mặt một cách kỹ lưỡng ngay từ đầu. Bởi lẽ sơn nước dù có cao cấp, có đắt tiền đến mấy cũng sẽ không thể phát huy được hết tác dụng nếu được sơn lên một bề mặt chưa sạch, chưa được làm phẳng.
Với những bề mặt mới xây thì thời gian để bắt đầu tiến hành thi công sơn nước hợp lý nhất là 3 tuần kể từ khi xây xong. Mặt phẳng cần được đảm bảo khô ráo và được làm phẳng, loại bỏ hết những tạp chất bằng cách sử dụng đá mài hoặc giấy nhám. Còn nếu bề mặt mà bạn định sơn là một bề mặt cũ thì bạn cần làm sạch toàn bộ các loại rêu mốc, chất bẩn, các mảng sơn cũ, keo cũ bị bong tróc. Bạn có thể sử dụng thêm đá mài hoặc giấy nhám nếu tường vẫn còn mới. Trong trường hợp tường quá cũ nát, bạn cần phải phun rửa và để kho trước khi tiến hành các bước tiếp theo.
-
Bước 2: Sơn chống thấm
Sở dĩ bạn cần thiết phải thực hiện bước này bởi đây chính là yếu tố góp phần làm nên độ bền đẹp cho lớp sơn của bạn. Trong khí hậu nóng ẩm, nhiều mưa của Việt Nam, việc sơn chống thấm trước khi sơn lớp sơn chính còn có công dụng giảm thiểu khả năng bị nấm mốc, thấm nước hay mất màu sơn.
Để thực hiện bước này, hợp chất chống thấm cần được pha trộn với xi măng theo tỉ lệ 1:1 để phát huy hiệu quả tốt nhất. Khi pha trộn xong cần thi công ngay, tốt nhất là trong vòng 3h. Sau khi đã sơn xong lớp chống thấm thứ nhất, bạn tiếp tục để khô trong 2h rồi mới sơn tiếp lớp thứ 2. Một bề mặt được sơn chống thấm đạt yêu cầu phải là một bề mặt được sơn 2 lớp, không có vệt trắng, không bị lệch màu.
-
Bước 3: Trét bột bả ( Không bắt buộc)
Bột bả là một hợp chất gồm chất kết dính, chất độn và các phụ gia khác có công dụng như một lớp lót của lần sơn cuối cùng. Việc sử dụng bột bả không quá cần thiết khi thi công sơn nước cao cấp nhưng nếu có điều kiện bạn vẫn nên sử dụng hợp chất này. Bởi vì bột bả sẽ làm tăng độ bám dính, lấp đầy những kẽ nứt, vết lõm của bề mặt, tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm sau cùng.
Trét bột bả cần được thực hiện 2 lần, mỗi lần cách nhau khoảng 2h. Cũng giống như chống thấm, hỗn hợp bột bả cần được sử dụng nhanh trong 3h, tránh bị đông cứng hay vón cục.
-
Bước 4: Sơn lót chống kiềm
Tùy theo từng nhu cầu mà bạn có thể lựa chọn sơn lót 1 lớp hay 2 lớp. Nếu sơn lót 2 lớp thì mỗi lần sơn phải cách nhau tối thiểu 1h để đảm bảo cho các lớp sơn được khô ráo. Nếu muốn sơn dễ dàng và che phủ cao hơn, bạn có thể pha thêm 10% nước vào sơn như một loại dung môi.
-
Bước 5: Sơn màu hoàn thiện
Đây là bước quan trọng, quyết định đến thành phẩm sau này nên bạn cần đặc biệt chú ý. Thời điểm sơn màu lý tưởng nhất là sau khi sơn các lớp lót 2h, bề mặt đã hoàn toàn phẳng và khô thoáng. Các dụng cụ cần thiết cần phải chuẩn bị là cây lăn sơn hoặc máy phun sơn. Tương tự như lớp chống kiềm, pha thêm 10% dung môi sẽ tăng hiệu quả của lớp sơn màu.
Tốt nhất là bạn nên sơn màu 2 lần, mỗi lần cách nhau ít nhất 1h. Sau khi sơn khô cần kiểm tra lại một cách cẩn thận. Nếu bề mặt sơn phủ đều, không bị tách thành 2 màu thì đó là một bề mặt được thi công sơn nước cao cấp hoàn thiện.
Những lưu ý khi lựa chọn thi công sơn nước cao cấp
Để quá trình thi công diễn ra một cách thuận lợi, tốt đẹp thì bạn nên lưu ý một số điều. Thứ nhất, bạn nên lựa chọn những loại sơn có chất lượng tốt, đến từ những thương hiệu uy tín. Nếu có thể hãy ưu tiên những sản phẩm thân thiện với môi trường, không chứa các chất độc hại sẽ đảm bảo an toàn về sức khỏe cho bạn và người thân khi sử dụng công trình về lâu dài.
Lựa chọn sơn nước cao cấp phù hợp với căn nhà của bạn
Thứ hai, người thi công các lớp sơn cần phải có hiểu biết, chuyên môn chuẩn xác để tạo nên sản phẩm cuối cùng hoàn hảo nhất. Đặc biệt là lớp sơn màu sau cùng, nếu thực hiện không tốt thì không chỉ ảnh hướng tới thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng tới những lớp sơn lót, lớp bột bả trước đó.
Thứ ba, khi thi công sơn nước cao cấp, bạn cần đảm bảo những dụng cụ bảo hộ chuyên dụng như áo lao động, khẩu trang để tránh tiếp xúc trực tiếp với sơn, có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe. Nếu bị sơn dính vào mắt thì bạn cần rửa sạch với nước và đến những cơ sở y tế gần nhất bởi một số loại sơn có chứa những chất có thể ảnh hưởng xấu tới thị lực, thậm chí mù lòa nếu chẳng may tiếp xúc.
Cuối cùng, khi đã hoàn thành quá trình thi công sơn nước cao cấp, nếu còn thừa sơn thì bạn cần tuân thủ những cách thức xử lý sơn đúng theo quy định của hãng, Tuyệt đối không được đổ sơn tùy ý, vừa làm xấu đi môi trường sống vừa có thể bị xử phạt.
Bảng giá sơn nước cao cấp
Tùy vào từng loại sơn, từng hãng sơn mà sẽ có những mức giá khác nhau. Nhưng nhìn chung, thi công sơn nước nội thất sẽ có giá dao động khoảng từ 40.000đ/m2. Với các phần thi công sơn nước cao cấp ngoại thất sẽ có chi phí cao hơn khoảng 60.000đ/m2 – 80.000đ/m2 tùy theo số lớp chống thấm và hãng sơn.
Bảng giá sơn nước cao cấp
Lưu ý rằng giá thi công sơn nước ở đây đã bao gồm cả chi phí vật liệu, chi phí nhân công và cả các dụng cụ cần thiết. Mức giá trên đây chỉ mang tính tham khảo nên để tốt nhất thì bạn nên đến tận nơi những đơn vị thi công để được báo giá chính xác nhất.
Nhờ vào những ưu điểm nổi trội của mình mà sơn nước cao cấp ngày các được nhiều người tin tưởng sử dụng như một cách khoác lên công trình của mình một tấm áo vừa làm đẹp, vừa bảo vệ. Hy vọng với bài viết vừa rồi, bạn đã có thể hiểu rõ hơn về loại sơn này nhé!