0977.703.776

Giá sơn chống thấm ngoài trời

Một ngôi nhà đẹp là một công trình có lớp sơn làm được cả hai vị trí đó là tạo nên diện mạo công trình và bảo vệ công trình khỏi các tác nhân tự nhiên. Giống như một tấm lá chắn vô hình, lớp sơn chống thấm đã trở thành một phần không thể thiếu trong bất kì lớp sơn ngoài trời nào. Ta có nên bỏ lớp sơn chống thấm để tiết kiệm chi phí? Nếu sơn thì giá sơn chống thấm ngoài trời có cao không? Hãy theo dõi ngay bài viết của https://lephat.vn để giải đáp các thắc mắc của bạn về loại sơn chống thấm này nhé!

 

 

 

giá sơn chống thấm

 

Trước khi tìm hiểu về quy trình sơn, hãy tìm hiểu trước sơn chống thấm và loại chất liệu gì. Sơn chống thấm, hay còn được gọi là vật liệu chống thấm mà một dạng vật liệu lỏng, có dạng gần như sơn nước thông thường. Trong thành phần cấu tạo của sơn chống thấm ngoài trời có nhiều chất hóa học tạo sự liên kết cùng với keo tạo thành một lớp màng. Lớp màng này có tác dụng to lớn trong việc bảo vệ lớp xi măng, lớp gạch ở bức tường, ngăn nước thấm vào bên trong nhà.

Nói sơn chống thấm là công đoạn không thể thiếu của mỗi công trình và nó có rất nhiều ưu điểm mà các chất khác không thể thay thế. Công dụng lớn nhất của sơn chống thấm mà ta có thể thấy là nó lấp đầy những kẻ hở li ti ở bức tường, tạo màng chắn không cho nước xâm nhập.

Đồng thời, sơn chống thấm ngoài trời còn có khả năng bảo vệ tường trước sự xâm hại của nấm, mốc, rêu, giữ cho tuổi thọ công trình được lâu hơn. Không chỉ vậy, lớp sơn chống thấm giống như làm nền cho lớp sơn màu được tươi tắn, lên đúng màu và bền màu hơn nữa.

Chi phí cho sơn chống thấm không hề rẻ, vậy bạn cần có một quy trình sơn đúng quy cách để đảm bảo vừa tiết kiệm, vừa tạo được lớp sơn đúng chuẩn. Bạn không cần quá băn khoăn hay đi xin tư vấn các chuyên gia bởi kỹ thuật sơn này khá đơn giản, những người thợ sơn đều đã nắm vững. Sau đây, chúng tôi sẽ chia sẻ về quy trình sơn tường chống thấm đúng chuẩn để bạn có thể nắm bắt và theo dõi quá trình sơn nhà của mình.

 Vệ sinh bề mặt sơn

Khi đã quyết định được những nơi cần sơn chống thấm, hãy vệ sinh sạch sẽ bề mặt cần sơn ấy. Bạn cần sử dụng bàn chải cứng hay bất cứ thứ gì có thể loại bỏ những vết sơn cũ, những chỗ bị vừa dính phải, … Công đoạn này để đảm bảo một mặt sơn trơn tru, bằng phẳng, không bị gồ ghề.

Đồng thời trong bước này, bạn cũng cần loại bỏ hết những mảng bám, nấm mốc, rêu, … bám trên bề mặt một cách tối đa nhất có thể. Bởi những yếu tố này có thể trở thành vật cản ngăn lớp sơn bám dính vào bề mặt. Từ đó dẫn đến hiện tượng bong tróc, chất lượng công trình đi xuống.

Giữ bề mặt đạt tiêu chuẩn.

 

giá bề mặt trước khi sơn

 

Tức là sau khi vệ sinh ở bước 1 xong, bạn cần để cho mặt cần sơn khô ráo và sạch sẽ. Không được dính các chất hóa học khác như dầu mỡ, xăng, hay bụi bặm, đất cát, … Bề mặt sạch đảm bảo lớp sơn được đạt chất lượng hơn.

Sau đó, bạn cần rà soát tìm những vết nứt, kẽ hở để trà trám lại. Việc này tránh sự hao tổn sơn khi thi công. Đồng thời tạo một bề mặt trơn phẳng, có tính thẩm mỹ cho công trình khi hoàn thành.

Sơn lớp lót.

Bước sơn lót này khá là quan trọng nhưng nhiều gia chủ bỏ qua khi sơn nhà của mình để tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên chúng tôi khuyên hãy nên sơn lớp lót khi sơn chống thấm ngoại thất. Bởi lớp lót giống như lớp liên kết, một bên bám chặt vào bề mặt, một bên bám chặt và lớp sơn phủ giúp cho lớp sơn sau cùng được chắc chắn hơn.

Để chắc chắn lớp lót đủ, bạn có thể sơn 2 lần nếu đủ kinh phí. Bởi lớp đầu thường có 1 phần thấm vào bề mặt, đặc biệt là những bề mặt như bê tông, xi măng. Một lưu ý nhỏ là khi sơn hai lớp lót, bạn nên sơn lớp đầu tiên và để khô hoàn toàn mới tiến hành sơn lớp thứ 2. 

Sơn lớp chống thấm.

Màu sơn chống thấm rất đa dạng với bất kỳ màu sắc nào phù hợp với kinh phí của bạn. Từ sơn Mykolor, sơn Dulux hay sơn Kova, sơn Jotun, … đều có bảng màu đa dạng cho bạn chọn theo ý muốn. Lớp sơn lót màu trắng kia làm nền nên màu sắc bạn chọn sẽ lên theo đúng ý bạn nếu được sơn đúng quy trình.

Đặc biệt khi sơn 2 lần lớp lót, bạn chỉ cần sơn 1 lớp sơn phủ đã có thể lên màu và thực hiện chức năng chống thấm của nó. Nếu kinh phí dư giả thì bạn có thể sơn thêm 1 lớp chống thấm, điều này sẽ giúp tăng tính thẩm mỹ ngôi nhà cũng như khả năng chống chịu của sơn lên rất nhiều.

Thi công sơn chống thấm ngoài trời thường được thực hiện thủ công bằng sức người thợ và con lăn rulo với công trình nhà ở thông thường. Nếu công trình có quy mô lớn, độ cao cần thiết thì cần đến sử dụng dây cáp. Ít công trình nào sử dụng máy phun sơn cho thi công sơn chống thấm ngoài trời.

 

 

  • Những lưu ý khi thi công sơn ngoài trời

 

 Để công trình sơn chống thấm của mình được hoàn thiện nhất có thể, bạn cần biết những điểm lưu ý riêng để theo dõi công trình. Để quá trình chống thấm đạt được hiệu quả, chúng tôi sẽ chia sẻ 5 điều cần lưu ý trong quá trình thi công sơn chống thấm ngoài trời giúp cho công trình của bạn.

 

Những lưu ý khi thi công sơn ngoài trời

 

 

  • Xác định đúng bề mặt cần chống thấm

 

Những bề mặt cần chống thấm thường là nơi gần với nguồn nước, nguồn tạo ẩm như bể bơi, tầng hầm hay sàn nhà. Nhưng thực tế, bề mặt thường xảy ra hiện tượng thấm nước nhiều nhất là tường đứng và tầng mái. Vậy nên bạn cần xác định và tập trung thi công công đoạn chống thấm nhiều nhất ở hai bề mặt này.

 

  • Chống thấm đúng hướng

 

Muốn phòng tránh một điều gì đó, bạn cần xác định nguyên nhân của nó. Vậy muốn chống thấm hiệu quả, bạn cần xác định được nguồn gây ra ẩm để chống thấm đúng hướng. Thường việc chống thấm đúng hướng nguồn ẩm được gọi là chống thấm thuận, chống thấm chủ động và tất nhiên nó đạt hiệu quả hơn việc chống thấm ngược.

 

  • Sử dụng nhiều biện pháp chống thấm kết hợp

 

Bạn đừng nghĩ lớp sơn chống thấm có thể ngăn cản được hoàn toàn nước không xâm nhập được. Nếu như bạn sơn chống thấm ở tường, hãy kết hợp biện pháp đầm bê tông. Đầm bê tông giúp cho những cốt bê tông được gia cố một cách chắc chắn hơn, nâng cao khả năng thấm nước. 

Đối với công trình có cốt gạch, bạn cần để ý công đoạn xử lý thô để bề mặt được đảm bảo kín, không có nhiều kẽ hở. Công đoạn xây thì cần lấp đầy những mạch vữa một cách chắc chắn, chát bề mặt đầy đặn để tăng cao khả năng chống nước. Khi nhiều biện pháp chống thấm được kết hợp và thực hiện chắc chắn sẽ hiệu quả hơn rất nhiều khi bạn chỉ dựa vào một lớp sơn chống thấm.

 

  • Chống thấm từ mái

 

Chống thấm mái là một công đoạn không thể bỏ qua, giúp ngăn cản nước thấm qua đường tường đứng. Vậy khi chống thấm mái, bạn cần đặt khe co giãn nhiệt ở trên mái. Khe co giãn này có khả năng hạn chế sự va chạm của các khối bê tông trên mái, tránh sự sứt mẻ hay biến dạng do thời tiết nóng lên.

Bên cạnh đó, bạn cần lắp đặt hệ thống thoát nước hợp lý để nước không bị đọng lại nếu mưa quá to. Song song với hệ thống thoát nước, bạn cần thực hiện bước chống nóng cho mái nhà để đảm bảo chất lượng sống cho gia đình.

 

  • Lựa chọn phụ phẩm và căn thời tiết

 

Phụ phẩm ở đây là chất sử dụng củng cố cho lớp chống thấm, chính là lớp lót. Lời khuyên là khi bạn lựa chọn sơn phủ của hãng nào hãy chọn sơn lót của hãng đó để có sự đồng bộ, tăng khả năng tương thích với nhau.

Một yếu tố ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình thi công mà ta không thể không để ý tới là yếu tố thời tiết. Nên lựa chọn những hôm trời nắng nhẹ, tránh những hôm mưa, độ ẩm cao hay trời quá nắng gắt. Nếu độ ẩm lớn có thể làm lớp sơn không thể khô, bị mốc sớm. Còn nếu trời quá nắng thì lớp sơn sẽ khô nhanh hơn, có thể dẫn tới sự không đồng đều màu sắc.

 

  • Những loại sơn chống thấm ngoài trời tốt nhất

 

Nếu bạn còn đang băn khoăn không biết nên chọn loại sơn chống thấm vào vừa chất lượng, vừa phù hợp với kinh tế thì hãy theo dõi phần dưới đây nhé. Chúng tôi sẽ đem đến một vài sự lựa chọn giúp các bạn có thể tham khảo cho công trình của mình.

 

Những loại sơn chống thấm ngoài trời tốt nhất

 

 

 

  • Sơn chống thấm hãng Kova

 

Dòng sơn Kova nói chung và sơn chống thấm Kova nói riêng đang ngày càng được nhiều người tin tưởng vì những tiêu chí phù hợp với lựa chọn của người Việt. Có nhiều dòng chống thấm khác nhau của dòng Kova phù hợp với mọi mong muốn của người tiêu dùng. Ví dụ như dòng chống thấm pha xi măng – sản phẩm không thể thiếu cho những ngôi nhà mới, thích hợp cho bề mặt bê tông, xi  măng, … với chất lượng vô cùng tuyệt vời.

Ngoài ra còn có dòng sơn chống thấm co giãn, đặc biệt hiệu nghiệm trong việc lấp đầy những vết nứt, chân chim, … Dòng sơn chống thấm Kova siêu đông cứng là lựa chọn số 1 cho những vết nứt tại môi trường nước. Còn có dòng sơn chống thấm chịu ẩm dành riêng cho những môi trường như tầng hầm, tầng áp mái  hay mái nhà nữa.

Một điểm nữa mà Kova ghi được đó là mức giá khá dễ chịu với túi tiền người dùng. So với dòng sơn chống thấm của các hãng sơn khác, giá sơn chống thấm ngoài trời của Kova được đánh giá là “nhẹ hơn” những chất lượng thì không hề kém cạnh chút nào.

 

  • Sơn chống thấm hãng Jotun

 

Thương hiệu tiếp theo chúng tôi muốn giới thiệu cho các bạn tham khảo là hãng sơn Jotun với dòng sơn chống thấm ngoại thất siêu đỉnh. Ưu điểm lớn nhất của hãng này đó là giữ cho bạn những bức tường sạch sẽ, không có dấu hiệu của nấm mốc hay mảng bám. Đặc biệt, công thức chống thấm nước của sơn Jotun đã được chứng nhận tại nhiều công trình khi thực hiện nhiệm vụ chống nước vô cùng hiệu quả.

Sơn chống thấm ngoại thất Jotun còn được biết đến với nhiều ưu điểm như khả năng co giãn cao của lớp sơn nên tạo được bề mặt sơn hoàn mỹ mà vẫn có độ che phủ cao. Tuổi thọ lớp sơn cao, màu sơn được giữ bền đẹp trong thời gian khá lâu.

 

 

  • Sơn chống thấm Dulux 

 

 

Dulux từ lâu đã “xâm chiếm” thị trường sơn Việt Nam với nhiều ưu điểm được lòng người dùng. Cấu tạo chất sơn khá đặc biệt, sơn chống thấm có khả năng chống thấm nước vượt trội, cứng như lớp bê tông vậy. Sơn chống thấm Dulux thường dễ sử dụng, khả năng bám dính cao và cũng chống được sự xâm nhập của mốc, rêu như các loại sơn ngoại thất khác.

Thời gian sơn Dulux ngoại thất đạt chế độ hoàn toàn cứng khoảng 7 ngày sau khi thi công. Bạn cần lưu ý điều này để nếu lựa chọn sơn nhà thì nên tránh những ngày có thể gặp mưa, lớp sơn có thể bị ảnh hưởng. Cũng giống như thi công các loại sơn khác, nếu bạn đủ kinh tế sơn 2 lớp thì nên đợi lớp đầu khô sau 2 tiếng thì mới sơn lớp tiếp theo.

Dulux thuộc hãng sơn khá nhiều phân khúc của loại sơn chống thấm ngoài trời với nhiều mức giá khác nhau. Tuy nhiên bạn sẽ thấy được rất nhiều ưu điểm đáng khen ngợi như làm dịu mát căn nhà xuống tận 5 độ C, không chứa nhiều chì, thủy ngân gây hại cho môi trường. Một số dòng sơn chống thấm còn có thể bảo vệ căn nhà bạn lên đến 8 năm, chống bong tróc, bám rêu bám bụi.

 

 

  • Sơn chống thấm Mykolor

 

Nếu liệt kê những cái tên trong ngành sơn chống nước thì không thể không kể đến cái tên Mykolor. Phân khúc sơn chống thấm của hãng này không chỉ dùng cho tường đứng mà còn có sơn chống thấm dành cho mái nhà, sơn chống thấm cho trần nhà, sơn chống thấm cho nhà vệ sinh, … Nếu bạn lựa chọn Mykolor thì không cần băn khoăn quá nhiều khi chọn sơn chống thấm cho các khu vực khác.

Giống như các dòng sơn khác, chất sơn của Mykolor tạo một bề mặt láng mịn, chống được bụi bặm và mốc rêu, khả năng chùi rửa cũng khá cao. Màu sắc bền đẹp cũng là một điểm cộng của hãng này. Dòng sơn ngoại thất còn có loại tạo độ bóng mờ hoặc bóng nhẹ giúp bạn thêm sự sáng tạo cho công trình của mình

 

 

  • Bảng giá sơn chống thấm ngoài trời tốt nhất

 

Mỗi hãng sơn lại có những ưu điểm khác nhau, vậy bạn cần xét đến yếu tố kinh phí để có thể lựa chọn được loại sơn phù hợp. Không phải hãng sơn nào cũng có những mức giá “ dễ thở” cho kinh tế của bạn nên bạn cần cân nhắc trước khi lựa chọn. Một các giúp tiết kiệm kinh phí nữa đó là hãy đến với đại lý phân phối sơn chính hãng để nhận được ưu đãi từ nhà sản xuất.

Dưới đây sẽ là một số bảng giá sơn chống thấm ngoài trời có chất lượng tốt nhất. Những mức giá đưa ra chỉ là con số giao động, không phải con số chính xác tuyệt đối nên bạn chỉ dành để tham khao thôi nhé.

 

  • Sơn chống thấm Kova

 

  • Sơn chống thấm sàn: giá giao động từ 95.000 vnđ – 370.000vnđ – 1.800.000 vnđ cho 3 mức khối lượng là 1kg – 4kg -20kg.
  • Sơn chống thấm tường: giá giao động từ 90.000 vnđ – 355.000 vnđ – 1.700.000 vnđ cho 3 mức khối lượng là 1kg – 4kg -20kg.
  • Chống thấm co giãn: giá 280.000 vnđ cho khối lượng 2kg.

 

  • Sơn chống thấm Jotun

 

  • Sơn ngoại thất chống thấm bền đẹp: giá 1.020.000 vnđ – 3.280.000 vnđ cho 2 mức khối lượng là 5l và 17l.
  • Sơn chống thấm Water Guard nổi bật: giá 1.030.000 vnđ – 3.250.000 vnđ cho 2 mức khối lượng là 6kg và 20kg.
  • Sơn chống thấm bền màu tối ưu, kháng tia cực tím: giá 437.000 vnđ – 2.100.000 vnđ cho 2 mức khối lượng là 1l và 5l. 

 

 

  • Sơn chống thấm Dulux

 

  • Sơn ngoại thất bề mặt mờ, dòng sơn Powerflexx, giá giao động từ 400.000 vnđ – 2.000.000 vnđ theo mức khối lượng 1l – 5l.
  • Sơn ngoại thất bề mặt bóng, dòng sơn Powerflexx, giá giao động 400.000 vnđ – 2.200.000 vnđ theo mức khối lượng 1l – 5l.
  • Sơn nước chống thấm ngoại thất Inspire, giá giao động từ 1.000.000 vnđ đến 3.900.000 vnđ theo mức khối lượng 5l -18l.

 

  • Sơn chống thấm Mykolor

 

  • Sơn chống thấm đa năng, giá giao động từ 800.000 vnđ đến 3.500.00 vnđ theo mức khối lượng 3,063l và 17,5l.
  • Sơn chống thấm cao cấp, giá giao động từ 250.000 vnđ – 900.000 vnđ -3.500.000 vnđ theo mức khối lượng 875ml – 4,375l – 18l.

Hãy trở thành một người tiêu dùng thông minh, có sẵn kiến thức cần thiết để không phải hoang mang, băn khoăn khi đi chọn lựa. Sơn chống thấm ngoài trời không chỉ là tô đẹp vẻ đẹp bên ngoài mà còn là sự hoàn thiện, bảo vệ tổ ấm của chính bạn. Hy vọng với những chia sẻ trên đây của https://lephat.vn, bạn sẽ có thêm kinh nghiệm về sơn chống thấm để có thể dễ dàng đưa ra sự lựa chọn tốt nhất cho ngôi nhà của mình. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *