Một công trình được cho là hoàn thiện cả về kết cấu lẫn tính thẩm mĩ phải là một công trình tốt cả “gỗ” lẫn “nước sơn”. Thế nhưng, nhiều người trong số chúng ta vẫn quá chú trọng vào những thứ bên trong mà quên đi nước sơn bên ngoài. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này như sơn nước là gì, bảng màu sơn nước như thế nào, đơn giá sơn nước ra sao, …, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của https://lephat.vn nhé!
-
Sơn nước là gì? Thành phần cơ bản của sơn nước?
Sơn nước là một loại sơn đa dụng, thường được sử dụng trong nhiều công trình dân sinh như nhà cửa, trường học, cơ quan, … Đặc điểm của loại sơn này đó là tính bám dính, độ bền cao, khô nhanh, dễ dàng thao tác trên nhiều bề mặt. Tuổi thọ của một lớp sơn nước có thể lên tới vài năm. Hiện nay, người ta còn nghiên cứu, pha chế để tạo ra nhiều loại sơn nước với những đặc điểm, tính chất khác nhau phục vụ cho nhiều mục đích sử dụng.
Về cấu tạo, cũng như những loại sơn khác, sơn nước có thành phần chính là gốc tạo màng như gốc Acrylic, gốc dầu, gốc nhựa, … cùng với các chất tạo màu. Ngoài hai thành phần chính này, sơn nước còn được bổ sung thêm các loại phụ gia để tạo nên những tính chất như chịu nhiệt, chống nấm mốc, chống thấm, không bám bẩn, …
-
Các loại sơn nước được ưa chuộng trên thị trường hiện nay
-
Sơn nước Kova
Đây là một trong những hãng sơn Việt nổi tiếng cả ở thị trường trong nước và quốc tế với tuổi đời gần 30 năm. Sơn Kova có đặc điểm là chất lượng cao, màu sắc đa dạng mà giá cả lại vô cùng cạnh tranh.
Do ngày càng áp dụng nhiều thành tựu khoa học công nghệ hiện đại vào quy trình pha chế, sản xuất nên Kova đã cho ra mắt nhiều sản phẩm sơn nước với chất lượng vượt trội. Tiêu biểu trong số đó là sơn nước nội thất Kova 260, có độ bám dính cực tốt, khả năng che phủ cao, rất phù hợp để sơn tường, trần nhà, …
-
Sơn nước Dulux
Hãng sơn đến từ Hà Lan này có lẽ đã khá quen thuộc với nhiều người dùng. Ngoài chất lượng ưu việt, sơn Dulux còn có bảng màu rất đa dạng, bắt mắt chắc chắn sẽ đáp ứng được cả những yêu cầu khó tính nhất.
Một trong những dòng sơn Dulux được sử dụng nhiều nhất trong các công trình đó là sơn nước Dulux Inspire 39A, là một loại sơn có cấu tạo chính từ gốc polyme, bột khoáng cùng một số chất khác. Loại sơn này được đánh giá là an toàn với người sử dụng, thân thiện với môi trường. Điểm đặc biệt của dòng sơn này còn nằm ở tính chống bám bẩn của nó. Nếu chẳng may làm bẩn bề mặt sơn, bạn chỉ cần dùng khăn sạch lau là xong, không cần sử dụng đến những loại hóa chất tẩy rửa.
-
Sơn nước Mykolor
Là một hãng sơn có nhà máy sản xuất thuộc top đầu Đông Nam Á, sơn Mycolor đã tạo được uy tín với rất nhiều người tiêu dùng Việt Nam. Nguyên liệu sản xuất sơn của hãng đều được nhập khẩu từ những nước lớn như Anh, Pháp, Mỹ, Úc, … và được sản xuất trên dây chuyền hiện đại, được kiểm định nghiêm ngặt.
Sơn Mycolor được đánh giá là có độ bền cao, chống ẩm mốc, chống thấm cực kỳ hiệu quả. Ngoài ra, bạn sẽ có tới hơn 1040 màu sơn để lựa chọn cho công trình của mình, rất đa dạng. Màu sắc của sơn Mycolor rất đa dạng, tươi sáng và có những màu sơn độc quyền, không hãng sơn nào có được.
-
Sơn nước Nippon
Hãng sơn này đã rất quen thuộc với nhiều người Việt Nam qua đoạn quảng cáo “Sơn đâu cũng đẹp”. Quả thật vậy, sơn Nippon có độ che phủ rất tốt, phù hợp sơn cả nội thất lẫn ngoại thất. Đặc biệt, sơn còn có tính chống rêu mốc, tránh bong tróc cao, có thể thi công trên nhiều mặt phẳng như tường gạch, tường trát vữa, tường bê tông, …
-
Quy trình sản xuất sơn nước
Mỗi loại sơn nước sẽ có những cách xử lý, sản xuất khác nhau tùy theo thành phần, cấu tạo cũng như dây chuyền sản xuất. Nhìn chung, một sản phẩm sơn nước sẽ được “ra lò” qua 4 bước sau:
-
Bước 1: Chuẩn bị và ủ muối
Đầu tiên ta cần chuẩn bị những nguyên liệu cơ bản để tạo nên sơn nước như nước, chất tạo màu (bột màu oxit, thiếc, chì,…), gốc sơn (Acrylic, CaCO3, cao su, …), phụ gia (bột khoáng, chất tạo độ mịn, chất tạo bọt, … ). Muối bột là một thành phần tối quan trọng ở bước này, quyết định đến chất lượng sản phẩm sơn sau khi hoàn thành.
Tiếp đó cho những nguyên liệu đã chuẩn bị vào thùng ủ muối và trộn đều bằng máy chuyên dụng. Công đoạn này cần được thực hiện trong khoảng 4h – 5h để cho ra sản phẩm có dạng sánh, sệt.
-
Bước 2: Nghiền sơn
Đây là công đoạn giúp tạo ra kết câu của nước sơn sau này. Hỗn hợp khi đã hoàn thành ở bước 1 được đưa vào những loại máy nghiền chuyên dụng, có thể là máy nghiền ngang hoặc máy nghiền đứng. Tại đây, hỗn hợp sẽ được nghiền, khuấy thành dạng chất lỏng nhuyễn, mịn.
Tùy vào từng loại nguyên liệu mà thời gian nghiền sơn có sự thay đổi. Cần lưu ý trong quá trình nghiền sơn, máy nghiền và đĩa khuấy sẽ bị nóng lên do đó chúng ta cần sử dụng nước dưới 7 độ C để làm mát thiết bị.
-
Bước 3: Pha sơn
Khi đã nghiền sơn thành dạng dung dịch có độ lỏng như yêu cầu thì ta tiếp tục mang thành phẩm đó vào các bể hoặc thùng pha. Trong mỗi bể pha hoặc thùng pha đều có một máy khuấy liên tục giúp sơn không vị vón cục.
Tại bước này, người ta có thể cho thêm các chất phụ gia như chất tạo màng, chất dung môi, … Khi đã đạt đến một độ mịn nhất định thì thành phẩm sơn đã có thể mang đi đóng gói.
-
Bước 4: Đóng gói
Sơn sau khi chế biến xong sẽ được tiến hành đóng gói trên dây chuyền tự động hoặc đóng gói thủ công. Thùng chứa sơn có thể là thùng nhựa hoặc thùng sắt tùy vào cách hãng sản xuất.
Một điều lưu ý khi đóng gói, sản xuất sơn đó là cần đảm bảo an toàn, tuyệt đối tránh cháy nổ xảy ra bởi sơn là một hợp chất rất dễ bén lửa, gây nguy hiểm. Nếu sơn được đóng gói thủ công thì người đóng gói cần được trang bị những dụng cụ bảo vệ đúng quy định, tránh ảnh hưởng tới sức khỏe.
-
Công dụng của sơn nước
Sơn nước được sử dụng rộng rãi trong đa dạng các loại công trình như chủ yếu là các loại công trình dân dụng Từ nhà ở đến các trường học, cơ quan, bệnh viện, công trình công cộng đều được “khoác” lên mình một lớp sơn nước với những màu sắc khác nhau.
Thông thường có 2 loại sơn nước chính là sơn nước nội thất và sơn nước ngoại thất. Sơn nước nội thất thường được sử dụng để sơn tường nhà, trần nhà nên có tính chất chống thấm, chống ẩm mốc và dễ dàng vệ sinh, rau rửa khi bị dính bẩn. Còn sơn ngoại thất lại thường có độ bền cao hơn một chút để có thể chống chịu được sự khắc nghiệt của thời tiết, chống bụi bẩn, rêu mốc, …
-
Sử dụng sơn nước cần lưu ý những gì?
-
Yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng sơn
-
Bề mặt sơn
Bề mặt trước khi thực hiện thi công sơn nước nên là một bề mặt sạch sẽ, đã loại bỏ hết những bụi bẩn, tạp chất. Ngoài ra, bạn cần làm phẳng bề mặt để lớp sơn cuối cùng được đẹp nhất. Nếu có các vết lõm, vết nứt, bạn có thể sử dụng các chất trét trám để làm đầy rồi mới sơn, từ đó sẽ giúp lớp sơn bám màu, bám mặt phẳng lâu hơn.
-
Quy trình thi công sơn
Một quy trình thi công sơn nước dù là nội thất hay ngoại thất cũng đều yêu cầu nhiều công đoạn phức tạp, đòi hỏi phải có sự tính toán, tay nghề chắc chắn, kỹ lưỡng. Bởi nếu thực hiện thi công không cần thận sẽ ảnh hưởng xấu tới chất lượng sơn, lại gây rất nhiều khó khăn trong việc bảo trì, sửa chữa lại.
Để thi công sơn nước một cách hiệu quả nhất, ta cần nắm chắc được từng bước, từ khẩu chuẩn bị bề mặt, sơn lót đến sơn lớp sơn màu. Nếu chưa có kinh nghiệm, bạn không nên tự sơn mà nên liên hệ với những đơn vị thi công sơn nước có uy tín, chuyên môn để thực hiện nhé!
-
Bảo quản sơn như thế nào
Một thùng sơn nước tiêu chuẩn thường có hạn sử dụng từ 6 -12 tháng. Sơn đã mở nắp, để lâu hoàn toàn có thể sử dụng lại tuy nhiên có thể sẽ không đạt được những tính chất như ban đầu. Do đó, bạn nên tính toán mua lượng sơn vừa đủ, mở thùng đến đâu sơn hết đến đó để sơn đạt hiệu quả tối đa.
Sơn sau khi mở nắp nếu để lâu có thể pha thêm khoảng 10% nước. Sơn đã pha nước cần đặt đứng thẳng, tại nơi thoáng mát, ít ẩm mốc, tránh ánh sáng trực tiếp. Nếu còn thừa sơn mà không có nhu cầu sử dụng, bạn cần xử lý sơn theo đúng quy trình của hãng, tuyệt đối không được đổ sơn trực tiếp ra ngoài môi trường, vừa gây ô nhiễm vừa có nguy cơ bị phạt.
-
Một thùng sơn được bao nhiêu m2?
Tùy vào từng loại sơn, số lớp sơn mà độ phủ rộng của sơn nước sẽ khác nhau. Thông thường, một thùng sơn nước 18 lít có độ phủ rộng như sau:
Loại sơn | Số lớp sơn | Diện tích phủ |
Sơn mịn 18 lít | 02 | 60m2 – 70m2 |
Sơn lót 18 lít | 02 | 70m2 – 80m2 |
Sơn bóng 18 lít | 02 | 80m2 – 90m2 |
Sơn chống thấm 18 lít | 02 | 90m2 – 100m2 |
-
Đơn giá sơn nước
Mỗi hãng sơn, dòng sơn sẽ có những mức giá khác nhau. Nếu có thể, bạn hãy liên hệ trực tiếp với các đơn vị kinh doanh, thi công sơn nước để được tư vấn và báo giá chính xác nhé! Dưới đây là một bảng giá cho một số loại sơn nước bạn có thể tham khảo:
Loại sơn | Giá/ lít |
Nippon Matex | 700.000đ |
Nippon Putexko | 300.000đ |
Nippon Pylac | 910.000đ |
Nippon EA9 | 1.760.000đ |
ICI Dulux Inspire | 900.000đ |
Dulux cao cấp | 940.000đ |
Maxilite ngoài trời | 980.000đ |
Jotun chống nóng | 720.000đ |
Majestic Nội Thất | 860.000đ |
Jotashield | 980.000đ |
Jotun Jotatough | 900.000đ |
Kova K871 | 320.000đ |
Kova K260 | 920.000đ |
Kova K203 | 780.000đ |
Kova K5501 | 1.500.000đ |
Nhờ vào những đặc điểm nổi trội, tính ứng dụng cao của mình mà sơn nước đã trở nên ngày càng phổ biến trong đời sống của chúng ta. Hy vọng với bài viết ngày hôm nay của https://lephat.vn, bạn đã có thêm những kiến thức cơ bản về các loại sơn nước dân dụng nhé!