0977.703.776

Cung cấp thi công sơn giao thông tại Bắc Ninh

Sơn giao thông là một loại sơn rất phổ biến và xuất hiện ở khắp mọi nơi trong đời sống của chúng ta. Nó không chỉ giúp cho việc lưu thông các phương tiện trở nên dễ dàng mà còn đảm bảo an toàn cho những người tham gia giao thông. Vậy sơn giao thông là gì, có những loại nào, cách thi công ra sao, hãy cùng Lê Phát tìm hiểu trong bài viết ngày hôm nay nhé!

Sơn giao thông là gì ? Ứng dụng của sơn giao thông?

Sơn giao thông là một loại sơn đặc biệt, thường có cấu tạo từ các gốc dầu, gốc cao su, gốc acrylic, … và các chất phụ gia khác. Các chất phụ gia được pha trộn vào sơn với mục đích là để tạo nên những tính chất phù hợp với điều kiện của lĩnh vực giao thông – vận tải. Ví dụ, sơn giao thông thường có khả năng chịu lực, chịu nhiệt, không bị ảnh hưởng bởi các loại hóa chất mạnh hay xăng dầu.

 

 

sản phẩm sơn giao thông

 

Sơn giao thông

 

Trong thực tế, sơn giao thông được ứng dụng rất rộng rãi, phổ biến nhất là trên mặt đường nhựa và các loại biển báo. Những vạch chỉ đường, vạch phân làn, biển báo rẽ, biển báo cấm … chính là sản phẩm của sơn giao thông. Ngoài ra, loại sơn này còn được ứng dụng trong các khu công nghiệp, các đường băng sân bay, nhằm đảm bảo cho việc lưu thông diễn ra thuận lợi và an toàn nhất.

Có những loại sơn giao thông nào?

Sơn giao thông được phân loại theo tính chất, màu sắc cũng như mục đích sử dụng. Nhìn chung, có 3 loại sơn giao thông chính:

Sơn kẻ vạch, sơn bó vỉa giao thông

Đây là loại sơn giao thông thường gặp nhất, có chức năng vẽ các đường chỉ dẫn, phân làn trên các mặt đường nhựa hoặc trên các biển báo bằng kim loại. Sơn kẻ vạch, sơn bó vỉa giao thông còn được ứng dụng trong việc kẻ các đường phân chia trong bãi đỗ xe, nhà kho, xí nghiệp, nhà máy, … Việc sử dụng sơn kẻ vạch, sơn bó vỉa giao thông tại những khu vực như thế này không những đảm bảo việc lưu thông được trơn tru mà còn đảm bảo an toàn một cách tối đa.

Sơn giao thông phản quang

Cũng giống như các loại sơn giao thông khác, sơn giao thông phản quang là một loại sơn gồm gốc dầu hoặc gốc acrylic, các chất phụ gia và đặc biệt có thêm các chất tạo màng phản quang. Các chất này còn được gọi là hạt phản quang hay bi phản quang, có khả năng bắt sáng trong trời tối. Thông thường sơn phản quang giao thông có 4 màu chính là đỏ, vàng, đen, trắng.

Loại sơn giao thông này đặc biệt được ứng dụng ở các dải phân cách, các biển cảnh báo, biển cấm, … Ngoài ra, nó còn được sử dụng để phân làn, chia ô trong các phân xưởng, nhà mày, hầm để xe hay kẻ đường băng tại sân bay. Nhờ có sơn giao thông phản quang, người tham gia giao thông có thể đảm bảo an toàn hơn, nhất là trong đêm tối. Các đường chỉ dẫn, đường phân làn, … trong các xí nghiệp, nhà kho, garage, … cũng giúp chúng ta thực hiện công việc một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Sơn giao thông dẻo nhiệt

Sơn giao thông dẻo nhiệt là một loại sơn có gốc nhựa cùng các phụ gia hay dung môi khác. Điểm khác biệt của loại sơn này so với những loại khác đó là cách thức thi công. Thông thường, sơn giao thông dẻo nhiệt sẽ được nấu dưới nhiệt độ cao và khuấy liên tục bằng dụng cụ hoặc bằng máy chuyên dụng. Khi tiến hành sơn vào bề mặt, người ta thường sử dụng máy rải sơn thay vì dùng cây lăn như những loại sơn giao thông khác. 

Nếu muốn bề mặt sơn nhiệt dẻo giao thông có độ phản quang thì người ta sẽ rắc các hạt bi phản quang ngay sau khi sơn được rải xuống mặt phẳng. Do có độ dày từ 1.5 – 2mm, lại có tỉnh chịu lực cơ lý học cao nên loại sơn này cũng rất được ưa chuộng và áp dụng ở nhiều lĩnh vực hiện nay.

Một số sản phẩm sơn giao thông tiêu biểu

Hiện nay trên thị trường xuất hiện rất nhiều dòng sơn giao thông từ những thương hiệu khác nhau. Mỗi dòng sơn đều có những đặc điểm riêng, phù hợp với mục đích sử dụng cũng như điều kiện kinh tế của từng chủ đầu tư. Dưới đây là một số sản phẩm sơn giao thông nổi bật:

 

Sơn giao thông tầm hầm

 

Công trình sơn giao thông

 

Sơn giao thông Rainbow

Sản phẩm sơn giao thông Rainbow đã xuất hiện khá lâu trên thị trường Việt Nam. Đây là dòng sơn có thể chịu được khí hậu khắc nghiệt, ít bị ảnh hưởng bởi hóa chất mạnh và đặc biệt là có thể chịu được một lực cơ học lớn. Sơn giao thông Rainbow ngoài được sử dụng trên mặt đường nhựa ra thì còn được sử dụng trong các nhà xưởng, tầng hầm để xe, đường băng, …

Điểm nổi trội nhất của sơn giao thông Rainbow so với những dòng khác đó là nó có thể sơn trực tiếp lên bề mặt mà không cần sơn lót. Thậm chí người ta còn có thể dùng sơn giao thông của Rainbow để làm lớp lót cho các loại sơn khác.

Sơn giao thông phản quang Nippon

Nippon là một hãng sơn đến từ Nhật Bản với tuổi đời hơn 100 năm và đã tạo dựng được uy tín đối với người tiêu dùng Việt Nam bởi chất lượng vượt trội của mình. Trong đó, sơn giao thông phản quang Nippon là một trong những sản phẩm tiêu biểu hơn cả. 

Đây là một dòng sơn gốc dầu, có chưa các chất tạo màng phản quang có tác dụng phát sáng trong đêm tối. Các hạt phản quang của sản phẩm này cũng được đánh giá là bắt sáng tốt, độ bền cao. Sơn giao thông phản quang Nippon có thể thao tác trực tiếp lên nhiều bề mặt, từ nhựa đường, bê tông đến kim loại. Nó thường được ứng dụng vào việc sơn các biển chỉ dẫn, cọc tiêu, dải phân cách, … , đặc biệt là ở những đường cao tốc để đảm bảo an toàn giao thông. Hơn nữa, sản phẩm sơn giao thông Nippon này có kết cấu tương đối lỏng, khá dễ dàng để sơn lên bề mặt bằng cây lăn hoặc cọ quét sơn.

Sơn giao thông Joton

Cũng giống như Nippon, dòng sơn giao thông của Joton cũng rất được ưa chuộng và được ứng dụng khá nhiều trong các công trình tại Việt Nam. Với đặc tính chịu lực tốt, kháng kiềm, xăng dầu, ít bóng tróc, sản phẩm sơn giao thông Joton thường được sử dụng để kẻ các vạch qua đường, đường chia làn, mũi tên chỉ dẫn, … Không chỉ trong lĩnh vực giao thông, dòng sơn này còn được ứng dụng trong các gara, tầng hầm, nhà kho, nhà máy, những nơi yêu ầu sự sắp xếp quy củ và gọn gàng.

Sơn giao thông kẻ vạch Kova A9

Kova hẳn đã là một thương hiệu sơn không mấy xa lạ với người Việt Nam. Trong gần 3 thập kỷ hình thành và phát triển, hãng đã cho ra mắt đa dạng nhiều dòng sơn, phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau với chất lượng đảm bảo và giá cả phải chăng. Dòng sơn kẻ vạch Kova A9 là một trong số đó.

Kova A9 là dòng sơn giao thông chuyên dùng để kẻ vạch. Điểm đặc biệt của sản phẩm này đó là nó được cấu tạo từ gốc Acrylic biến tính silicon nên có tính bám dính rất cao, khó bong tróc, độ bền tốt hơn hẳn các dòng sơn có gốc hệ dung môi khác. Nếu được thi công đúng cách, sơn giao thông kẻ vạch Kova A9 có thể có tuổi thọ lên tới 5 năm. Thêm vào đó, dòng sơn của Kova này hoàn toàn thân thiện với môi trường, không gây độc hại cho người thi công cũng như người tham gia giao thông. Sơn còn có thể thi công trên mặt đường nhựa hoặc bê tông đang ẩm nên sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian.

Sơn dẻo nhiệt Joline

Loại sơn này có chứa gốc nhựa nhiệt dẻo Ester Gum hoặc Maleic, có màu sắc nổi bật, dễ quan sát, ngay cả trong thời tiết xấu. Hơn nữa, sơn dẻo nhiệt Joline còn có thể được sử dụng ở các làn phân cách hoặc các gờ giảm tốc mà theo nhiều nghiên cứu cho rằng đặc điểm này có thể giảm một nửa số lượng tai nạn giao thông.

Ngoài ra, sơn dẻo nhiệt Joline còn có độ bám dính cực cao, chịu được điều kiện khắc nghiệt. Sơn khô nhanh nên giúp tiết kiệm thời gian trong quá trình thi công, lại không có chất độc hại, đảm bảo được sức khỏe của những người thi công cũng như người đi đường.

Quy trình thi công sơn giao thông và một số lưu ý

Tùy vào từng mục đích sử dụng cũng như dòng sơn mà quy trình thi công sơn giao thông có những thay đổi khác nhau. Sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn quy trình cũng như một vài lưu ý khi thi công kẻ vạch đường bằng sơn dẻo nhiệt phản quang – một trong những hạng mục thi công sơn giao thông phổ biến nhất.

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ và bề mặt trước khi tiến hành thi công

Để quá trình thi công sơn giao thông diễn ra chuẩn xác, thành công thì ta cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ và chuẩn bị bề mặt thi công phù hợp. Về dụng cụ, quy trình thi công kẻ vạch bằng sơn dẻo nhiệt phản quang yêu cầu máy rải sơn, máy nấu (trộn) sơn, máy mài đường (nếu cần), các dụng cụ bảo hộ lao động và một số thiết bị cần thiết khác tùy theo địa hình. Đặc biệt, bạn cần kiểm tra kỹ lưỡng nồi nấu sơn, máy rải sơn để đảm bảo máy sạch, không còn dư sơn cũ. Các dụng cụ, thiết bị phải được chuẩn bị đầy đủ, an toàn thì mới có thể bắt đầu thi công.

Trước khi xử lý bề mặt, bạn cần đảm bảo đã đặt biển báo và quây rào chắn khu vực thi công để đảm bảo an toàn. Bề mặt thi công sơn giao thông kẻ vạch nhiệt dẻo cần phải dùng máy mài đường, chổi quét hoặc bàn chải để vệ sinh để loại bỏ bụi bẩn, dầu mỡ và các tạp chất. Nếu bề mặt có các vết lõm, vết nứt nhỏ thì ta cần phải làm đầy bằng các vật liệu trét, trám chuyên dụng. Bởi lẽ nếu bề mặt không đảm bảo thì sẽ rất khó để lớp sơn sau này hoàn thiện, bám dính tốt. 

Bước 2: Đánh dấu sơ đồ thi công

Đây là một bước rất quan trọng, ảnh hưởng đến kết quả thi công sau này nên bạn cần đặc biệt lưu ý. Bạn có thể sử dụng dây để căng làm hướng đi cho máy rải sơn. Phương pháp phổ biến nhất là xem kỹ bản vẽ, đánh dấu theo các đường thẳng, đường cong khác nhau rồi dùng dây căng trung với các hình đánh dấu đó. Khi máy sơn hoạt động, bạn cho máy đi theo đường dây đã chuẩn bị sẵn từ trước.

Bước 3: Sơn lót

Lớp lót có tác dụng như một lớp kết nối giữa lớp sơn nhiệt dẻo ở trên với bề mẹt ở dưới, giúp thành phẩm sơn kẻ vạch sau này có thể bám dính tốt hơn, ít bị nứt vỡ, bong tróc. Để thi công sơn lót, người ta sử dụng con lăn, lăn đều xuống bề mặt theo hình đã đánh dấu hoặc lăn rộng hơn. Đặc biệt, bạn cần chú ý đợi sơn lót khô mới bắt đầu tiến hành thi công sơn dẻo nhiệt.

Bước 4: Thi công sơn giao thông nhiệt dẻo

Đầu tiên ta cần phải nấu sơn trước khi rải xuống mặt đường. Để sơn không bị vón cục hoặc chuyển màu, bạn nên cho từ từ 1 bao sơn vào máy nấu cho đến khi đạt 1000 độ C thì tiếp tục cho các bao sơn khác vào nấu đến khi đạt từ 1700 độ C trở lên. 

Trong quá trình nấu sơn, bạn cần lưu ý kiểm tra nhiệt độ của sơn để điều chỉnh cho đúng như hướng dẫn của nhà sản xuất. Khi đã hoàn tất công đoạn nấu sơn, giảm lửa và đổ sơn vào máy thi công. Vì là loại sơn nấu chảy nên chúng ta cần phải sử dụng sơn trong vòng 4h – 6h, nếu để lâu hơn sơn sẽ bị hỏng.

Bước 5: Thi công rải sơn giao thông kẻ vạch nhiệt dẻo phản quang

Khi đã đổ sơn từ máy nấu vào máy thi công, sơn vẫn cần được đốt nóng và duy trì ở nhiệt độ 1700 độ C – 1800 độ C. Sau đó di chuyển máy rải sơn theo hình đã định vị sẵn. Bước này bạn cần thật cẩn thận bởi nhiệt độ của sơn rất cao, sẽ gây bỏng nặng nếu không may tiếp xúc phải.

Khi đã rải sơn xuống bề mặt, việc tiếp theo bạn cần làm đó là rắc các hạt phản quang để vạch sơn có thể bắt sáng trong trời tối. Có thể sử dụng máy rắc hạt phản quang theo một tốc độ nhất định hoặc để rơi tự do, đến khi nào hạt bi phản quang phủ kín bề mặt hoặc một phần bề mặt thì dừng lại.

Bước 6: Kiểm tra lại kết quả thi công

Sau khi đã hoàn thành 5 bước ở trên, để đảm bảo thành quả thi công đạt chất lượng tốt nhất, bạn nên tiến hành kiểm tra, nghiệm thu lại. Thước cặp là dụng cụ dùng để kiểm tra độ dày của sơn. Còn nếu muốn xem độ bền, độ bám dính của sơn kẻ vạch, ta dùng búa đập mạnh lên bề mặt. Sản phẩm thi công sẽ đạt khi bề mặt sơn chỉ bong nhũng miếng nhỏ và sẽ phải xem lại nếu miếng bong to, khoảng 3cm.

Nhờ vào những đặc điểm cũng như tính ứng dụng của mình mà sơn giao thông đã trở nên rất phổ biến trong đời sống của mỗi chúng ta. Cuộc sống sẽ trở nên dễ dàng và an toàn hơn nhờ vào những sản phẩm sơn trên các trục đường giao thông, nhà xưởng, xí nghiệp, … Hy vọng với bài viết vừa rồi, bạn đã có thể lựa chọn cho mình một loại sơn giao thông phù hợp với công trình của mình nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *